Giàn điện khoan cọc nhồi là gì?
Đây là giàn khoan tự chế hoạt động hoàn toàn bằng điện. Giàn điện khoan cọc nhồi có cấu tạo gồm 3 phần:
- Hộp động cơ: chứa mô tơ, tụ điện, rơ le và các chi tiết khác
- Khung chữ Y: có tác dụng đỡ dàn khoan và gắn dây cáp
- Tháp khoan: là phần quan trọng nhất được chế tạo riêng biệt để phục vụ cho quá trình khoan được chia làm 2 phần: đuôi tháp tiếp xúc với khung chữ Y, đỉnh tháp chứa bộ khoan cọc và ròng rọc.
Tại sao lại sử dụng giàn khoan điện?
Khi mà công nghiệp hóa ngày càng phát triển thì nhu cầu xây dựng càng cao kéo theo đó là quá trình đô thị hóa chóng mặt làm cho mong muốn nâng cấp tu sửa và gia cố nhà dân là rất nhiều. Những nhà ở đường lớn và có hẻm rộng thì không sao nhưng các nhà trong hẻm nhỏ, địa hình khó khăn thì là một câu chuyện khá đau đầu.
Để giải quyết vấn đề này thì giàn khoan điện là một phương án không thể tốt hơn.
Độ chịu tải của cọc nhồi giàn điện:
- Cọc Ø 300 đạt 30 – 40 T/ cọc
- Cọc Ø 350 đạt 40 – 50 T/ cọc
- Cọc Ø 400 đạt 60 – 80 T/ cọc
- Cọc Ø 500 đạt 100 – 120 T/ cọc
- Cọc Ø 600 đạt 150 – 180 T/ cọc
Vậy ưu điểm của giàn khoan điện là gì?
- Thi công được trong mặt bằng không gian chật hẹp, hẻm nhỏ.
- Gia cố sụt lún mà giàn khoan xe không thể làm được.
- Có thể vận chuyển đến vị trí khó khăn.
- Mức độ ảnh hưởng đến nền móng xung quanh ít hơn so với giàn khoan xe.
Ưu điểm là vậy nhưng giàn khoan điện cũng có những nhược điểm như sau:
- Mất thời gian để lắp ráp
- Thời gian khoan lâu
- Năng suất không nhanh như làm giàn xe
- Công suất yếu vì phụ thuộc vào mô tơ
Liên hệ ngay Khoan Cọc Nhồi 365 để nhận tư vấn và báo giá khoan cọc nhồi nhanh nhất.
-
Tôi là Hoàng Đức Thắng, CEO của KCN 365. Tôi là một kỹ sư xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Tôi mong muốn cung cấp đến mọi người những kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết mà tôi chia sẻ.
View all posts