Giằng móng là một công đoạn quan trọng trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết giằng móng là gì? Cấu tạo, chức năng và có ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của móng không? Nên chọn lựa nguyên vật liệu làm cọc và phương pháp thiết kế giằng móng như thế nào? Tất cả sẽ được KCN 365 giải đáp trong bài viết sau đây.
Mục lục
Giằng móng (hay dầm móng) là kết cấu theo phương nằm ngang của ngôi nhà. Bộ phận này như mối liên kết giữa các móng giúp gia tăng sự vững chắc cho công trình. Thông thường, giằng móng sẽ có hình chữ nhật, hình chữ T hoặc hình thang.
Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí tường, chẳng hạn như nằm ngoài, giữa hoặc mặt bên trong của cột. Giằng móng là bộ phận rất quan trọng nên cần được tính toán cẩn thận, kỹ càng tùy theo mỗi công trình.
Giằng móng là một trong những yếu tố trọng điểm của công trình xây dựng. Kết cấu giằng móng có tác dụng nâng đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà, đồng thời chịu một phần mô men của cột. Trong trường hợp cột bị lệch tâm so với đài móng càng nhiều thì mô men này càng lớn. Ngoài ra, giằng móng còn đóng những vai trò quan trọng như:
Giằng móng là kết cấu gối lên móng nên kích thước và hình dáng của nó sẽ phụ thuộc vào khoảng cách đối với cột. Trong phần lớn trường hợp, nếu khoảng cách với cột khoảng 6m thì sẽ thiết kế giằng móng hình thang và hình chữ nhật vì các hình dáng này phù hợp hơn giằng móng hình chữ T.
Độ cao của giằng móng thường bố trí thấp hơn mặt nền khoảng 50mm và có vị trí cách nước. Phía dưới được chèn cát, đá dăm,… để tránh bị biến dạng hoặc tác động lên công trình. Bên cạnh phân loại theo hình dáng, giằng móng còn được phân chia thành 3 loại phổ biến gồm: giằng móng đơn, giằng móng băng, giằng móng bè. Mỗi loại dầm móng sẽ có các đặc điểm riêng về cấu tạo và kích thước.
Giằng móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng ngay cạnh nhau, giúp chống lực rất tốt. Giằng đơn thường được dùng trong những công trình xây dựng tải trọng vừa hoặc nhẹ, chẳng hạn như: nhà cấp 4, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng,… Loại dầm móng này có cấu tạo và kích thước như sau:
Cấu tạo
Giằng móng đơn có cấu tạo khá đơn giản, được hình thành từ khối bê tông cốt thép dày có hình tròn trụ. Hệ thống giằng móng đơn liên kết chặt chẽ với nền móng tạo nên một kết cấu bền vững, chắc chắn. Đồng thời giúp hạn chế những tác động của nền đất với công trình. Ngoài ra, giằng móng đơn còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng sụt lún, lệch giữa các đài móng với nhau.
Kích thước
Giằng móng bè được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng có nền đất yếu, giúp gia cố khả năng chịu lực của công trình hoặc thiết kế công trình có tầng hầm, kho, bể bơi, bồn chứa,… Đây là giải pháp an toàn, giúp phân bổ đều tải trọng, hạn chế tình trạng sạt lở, lún sụt.
Cấu tạo
Giằng móng bè được cấu tạo gồm nhiều lớp: một lớp bê tông lót mỏng, bản mỏng trải rộng phía dưới toàn bộ công trình và dầm móng, bản móng trải rộng toàn bộ công trình.
Kích thước
Giằng móng băng được sử dụng rất phổ biến trong các công trình hiện nay vì có khả năng chịu lực tốt, đa dạng và độ tương thích cao hơn so với các loại giằng móng khác. Kết cấu giằng móng băng sẽ cố định phần móng chắc chắn hơn đảm bảo bảo sự bền vững và an toàn cho toàn bộ kết cấu công trình.
Cấu tạo
Cấu tạo của giằng móng băng gồm một lớp bê tông làm lót móng, giúp cố định phần móng và đảm bảo sự chắc chắn của công trình xây dựng.
Kích thước
Khi thiết kế bất kỳ cấu trúc nào nói chung hay một kết cấu riêng biệt thì điều quan trọng là phải tìm ra quy luật về lực tác động – nội lực và quy luật về khả năng chịu lực của kết cấu. Tương tư như vậy, để tính toán giằng móng, bạn cần xác định được các yếu tố sau:
Để tính toán kết cấu giằng móng chuẩn xác nhất, bạn cần phải suy xét đến các yếu tố sau đây:
Công thức chuẩn để tính giằng móng là:
Trong đó:
Công thức tính giằng móng:
R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)
Trong đó:
Hy vọng những thông tin về giằng móng được KCN 365 chia sẻ trên đây sẽ bổ ích đối với bạn. Nếu có nhu cầu thiết kế và thi công những dự án nội thất hoặc công trình từ biệt thự đến nhà phố, hãy liên hệ KCN 365 để được tư vấn ngay hôm nay.