Một thiết kế kết cấu tệ có thể dẫn đến những hậu quả như nghiêng nhà và gây sụp đổ. Tiếp theo mời các bạn cùng Khoan Cọc Nhồi TKN 365 tìm hiểu tại sao bị nghiêng và cách xử lý nhà nghiêng, chống nghiêng nhà, nhà xây bao lâu thì hết lún nhé.
Mục lục
Về việc một tổ chức, hay cá nhân nào vi phạm quy định về xây dựng. Điều đó bao gồm gây lún, nghiêng, nứt, hư hỏng các công trình lân cận, cũng như gây cho nhà liền kề bị nghiêng. Một trường hợp khác đó là nhà nghiêng vì nhà hàng xóm đào móng xây nhà (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật). Làm như vậy có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận, có thể bị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Đồng thời, các công trình như vậy sẽ bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định tại Điều 3 “Về xử lý công trình xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận, có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận quy định tại khoản 2, khoản 4, Điều 13; khoản 2, khoản 5, Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP”.
Theo các quy định hiện hành về tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam thì giới hạn độ lún từ 8-30cm được cho là nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiêntùy từng loại hình công trình sẽ có mức tương ứng, với nhà dân dụng thường là 8cm, nhà công nghiệp là 20cm sai lệch.
Cũng có rất nhiều khách hàng cũng như chủ đầu tư đã gọi điện đến thiết kế nhà 365 để được tư vấn các câu hỏi như.: Nhà nghiêng bao nhiêu độlà nguy hiểm? Độ nghiêng cho phép của nhà dân dụng là bao nhiêu?
Câu trả lời là tất cả các công trình ở Việt Nam cũng như trên Thế giới đều có khả năng bị lún, bị nghiêng. Tuy nhiên sẽ ổn nếu như độ nghiêng đó thuộc giới hạn cho phép từ 8cm đến 30cm. Nếu nhà bị nghiêng vượt mức từ đó dẫn đến nứt nhà, nứt cột nhà, nứt tường nhà, nứt trần nhà sẽ rất nguy hiểm. Trong trường hợp này cần di dời nhà và di dời người dân để xử lý nền móng cũng như gia cố móng nhà nghiêng và có những phương pháp xử lý hiệu quả.
Kết cấu sai lầm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nền nhà bị lún, nghiêng. Nguyên nhân này xảy ra do tính sai lực lún, thi công xử lý nền móng không hợp lý. Trong quá trình thi công, gia chủ, kiến trúc sư, kỹ sư, thợ thi công đều có thể là người gây ra sai lệch. Nhiều trường hợp xảy ra do thi công diện tích phần nền móng sai lệch so với bản thiết kế ban đầu.
Một số vị trí trong nhà thường xảy ra nghiêng lún cao nhất đó là ban công, trần nhà, cầu thang, cửa chính, cửa sổ, cột nhà, tường nhà… do lực của ban công, cột, tường thường lớn hơn lực ở bên trong. Tuy nhiên việc tính toán lực lún rất quan trọng. Tuy nhiên người thiết kế thường bỏ qua công đoạn này dẫn đến tính lực cột không đúng, tính diện tích nền móng không phù hợp gây ra nhà bị lún không đều.
Việc những người thợ xây dựng gia cố móng, xử lý nền móng không chính xác. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến độ lún của công trình. Cụ thể, một sốcông trình được đóng cừ tràm và phủ lên lớp cát dày 10cm đến 20cm. Và điều này gây ảnh hưởng lớn đến cấu tạo nền móng. Áp lực của ngôi nhà khiến nền móng cát bị lún tạo ra dòng chảy gây lún. Nền nhà bị lún cũng có thể do có chiều dày lớp cát đệm không đều.
Ngoài ra, lớp cát phủ thường không được liên kết tốt với cừ tràm khiến độ cứng nền móng yếu. Từ đó dẫn đến dễ bị rung động khi có lực mạnh ở gần hoặc khi xe lớn chạy qua. Vì thế khi thi công nhà ở, bạn nên yêu cầu thợ đặt một lớp bê tông lót vào. Như vậy có thể làm đầy hết lớp cừ tràm giúp tạo thành khối chịu lực, hạn chế tình trạng lún nền.
Một nguyên nhân phổ biến khác gây lún là do việc thi công kém chất lượng, không đúng kỹ thuật. Có thể là vật liệu thi công không tốt, ảnh hưởng đến cả thệ thống cấu trúc nền móng. Từ đó khiến móng bị lỏng lẻo, không đảm bảo sự chắc chắn và an toàn.
Ngoài ra còn phải kể đến việc bị lún do các công trình xung quanh không đảm bảo chất lượng. Những căn nhà xung quanh xử lý nền móng không tốt có thể ảnh hưởng công trình bạn. Công trình mới đào móng lún có thể ảnh hưởng đến độ nghiêng của các căn nhà xung quanh.
Muốn xử lý tình trạng nền nhà bị lún nghiêng, chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân. Từ đó có thể lựa chọn các biện pháp khắc phục phù hợp.
Tường rào bị lún nghiêng, do các nguyên nhân sau. Cách xử lý tường rào bị nghiêng, xử lý lún không đều:
Nhiều người không coi trọng tường hàng rào. Cho đến khi xây dựng không làm hệ thống nền móng chắc chắn. Không những thế, đất làm hàng rào trong khu vực đất nền yếu ảnh hưởng rất nhiều. Tác động đến kết cấu của móng tường rào gây nghiêng 5cm trở lên.
+ Xử lý nền móng bằng gia cố dầm cọc đối với các khu vực đất ao, đất ruộng, đất bồi,…
+ Xây dựng khe lún tường rào nếu công trình có chiều dài trên 50m. Xây cạnh công trình lớn có tải trọng cao.
+ Nâng cao đảm bảo chất lượng thi công. Tốt nhất lựa chọn đội thi công xử lý nền móng chuyển nghiệp. Họ có thể tính toán kỹ thuật chính xác khi xây dựng tường hàng rào.
>>>>>Xem thêm: MÓNG CỌC LÀ GÌ ? ĐẶC ĐIỂM, CẤU TẠO MÓNG CỌC
Chi phí xử lý nhà nghiêng thường tốn 10% – 30% kinh phí nhiều hơn so với việc tháo dỡ và xây nhà mới. Tuy nhiên cũng tùy theo diện tích của công trình mà các kỹ sư khảo sát thực tế. Sau đó mới đưa ra mức giá hợp lý để tiết kiệm thời gian và hài lòng với gia chủ, chủ nhà, chủ đầu tư. Việc thi công không nhất thiết cần đến mặt bằng và cũng không cần giải tỏa các nhà lân cận.
Khác với công nghệ cắt móng, công nghệ này có thể di dời công trình không cần cắt móng. Thậm chí ở cả những vùng đất yếu. Tuy nhiên, công trình sẽ không xử lý nhà nghiêng được nếu chung tường, chung móng với các nhà xung quanh.
Đây là bài viết về các vấn đề xoay quanh việc nhà bị nghiêng và các biện pháp cho nó. Nếu bạn thấy hay hãy theo dõi khoancocnhoi để biết thêm những thông tin hữu ích nhé. Khoan Cọc Nhồi. vn chuyên nhận thiết kế, thi công các loại móng nhà, cọc nhà chuyên nghiệp tại TPHCM.