Trong quá trình thi công móng nhà luôn có nhiều sự cố xảy ra. Trường hợp không ai muốn nhất đó là móng nhà bị ngập nước. Bạn cần nắm rõ nguyên nhân và cách xử lý móng nhà bị ngập nước để giải quyết vấn đề nhanh nhất. Mà không ảnh hưởng tới chất lượng nền móng, tốn kém chi phí sửa chữa. Hãy tìm hiểu 3 cách khắc phục khi móng nền bị ngập nước:
Mục lục
1. Nguyên nhân móng nhà bị ngập nước
2. 3 cách xử lý móng nhà bị ngập nước nhanh gọn
Cách 1: Phản hồi lại bản vẽ thiết kế
Cách 2: Đào mương và hố thoát nước cho đế móng
Cách 3: Xử lý móng nền ngập nước với bạt
Có 3 nguyên nhân chính làm móng nhà bị ngập nước đó là:
Hiện nay để gia tăng chất lượng cũng như thời gian xây nhà, hầu hết mọi người đều thuê những đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Trọn gói từ thiết kế tới xây dựng. Vì vậy, khi gặp trường hợp này để khắc phục móng nhà bị ngập bạn hãy liên hệ ngày cho người thiết kế bản vẽ. Họ có kiến thức chuyên môn cao, và kinh nghiệm thực tế dồi dào sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề. Trước khi thi công họ có vẽ bản thiết kế chi tiết, sẽ dễ dàng làm việc hơn.
Nếu nền móng của bạn là móng đơn với lớn nền không có nhiều thay đổi. Thì khi chôn xuống móng càng dễ lún. Để giải quyết trường hợp này hãy giảm chiều sau chôn móng trên mực nước ngầm.
3 Cách xử lý móng nhà bị ngập nước hiệu quả
Phương pháp làm mương này làm nước chảy về phía hố đào mới. Không tràn lên bề mặt mà còn giữ đế móng không ráo. Đào rộng ít nhất 30cm xung quanh đế móng và 1 hố nước sâu hơn đế móng tầm 20cm ( độ sâu rộng còn tùy thuộc vào lượng nước ngầm và công suất của máy bơm )
Tiếp theo để máy bơm hút nước liên tục đến khi thi công móng xong. Ta lấp đất ngay và đảm bảo móng không bị ngập ướt ít nhất 2h tính từ lúc đổ bê tông.
Một cách khác không thường được sử dụng đó là dùng bạn không để nước thấm vào hố móng. Dùng trước khi đổ bê tông, sau đó thả cốt thép và đổ bê tông như bình thường.
Móng là bộ phận rất quan trọng của ngôi nhà. Cần tiến hành khảo sát thông qua nhiều bước để chọn loại thích hợp. Nếu không sẽ làm nhà bị nghiêng, lún thậm chí là sụp đổ. Gây ảnh hưởng về vật chất lẫn tính mạng con người. Những nơi nền đất cứng thì dễ dàng lựa chọn rồi nhưng còn những nơi nền đất yếu, công trình trọng tải lớn thì cần kỹ càng phân tích hơn.
Móng là bộ phận quan trọng cho ngôi nhà. Cần chọn móng thích hợp
Đúng như cái tên của nó, móng được tạo ra từ thiên nhiên. Nền đất đã đủ cứng cáp, không cần tác động vật lý nào khác. Bởi chính bản thân nó đã đủ độ chịu tải, vững chắc cho căn nhà. Đặc điểm nhận diện là nằm trên khu đất cứng cáp hoặc do công trình xây dựng không yêu cầu độ chịu tải lớn như nhà tranh, nhà dựng tạm, nhà sàn… Rất tiệm kiệm thời gian xây dựng và không mất chi phí gia công nền móng
Móng đơn là loại móng có một cột đỡ hay tập hợp một cụm đứng sát nhau để chịu lực ép từ trên truyền xuống. Có nhiều hình dạng có thể là hình vuông, hình chữ nhật. Sử dụng gia cố những nơi không yêu cầu độ chịu tải quá lớn như nhà dân cấp 4, nhà kho, công xưởng hay nhà dân sinh từ 4 tầng trở xuống.
Phù hợp cho những nơi nền đất cứng và độ ổn định tương đối cao. Rất dễ thi công nên có chi phí thấp hơn những nền móng nhân tạo khác.
>> Xem Thêm: Tìm hiểu chi tiết hơn về móng đơn
Móng cọc gồm 2 phần đài cọc và cọc hoặc một nhóm cọc. Được sử dụng rất phổ biến nhất là những công trình có nền đất yếu. Có nhiệm vụ truyền lực ép từ bên trên công trình xuống nền đất dưới móng cọc. Tuy nhiên để đảm bảo độ chắc chắn cần gia cố trước bằng cọc cừ tràm hoặc cọc tre. Hiện nay để nhanh gọn và tiết kiệm chi phí hơn sử dụng cọc khoan nhồi với nhiều đường kính khác nhau. Cho từng loại công trình.
Gồm 2 loại là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao. tùy theo yêu cầu công trình mà dùng loại cọc cho phù hợp
Gia cố móng nền bằng cọc khoan nhồi đảm bảo sự chắc chắn
Đây là loại móng được sử dụng phổ biến trong công trình dân dụng. Là một dải dài, chúng có thể độc lập hoặc cắt nhau hình chữ thập. Đây là loại móng nông được đào trần và lấp lại. tùy thuộc vào tính chất địa hình, đặc điểm công trình mà sử dụng loại móng băng nào cho phù hợp. Phân chia theo tính chất thì có 3 loại: móng cứng, móng mềm và móng kết hợp.·Thực sự nó chỉ phù hợp cho xây dựng nhà tầm trung nhà ống, nhà phố , nhà từ 3 tầng trở lên.
>> Xem thêm: So sánh móng cọc và móng băng chi tiết nhất
Loại móng bè này còn gọi là móng nền trải rộng bằng phẳng dưới toàn bộ công trình để chịu toàn bộ trọng tải từ bên trên truyền xuống của công trình. Dùng chủ yếu cho những nơi có nền đất yếu, các công trình cấp 4 nhà 1 tới 2 tầng lầu. Tốt nhất cho những công trình có tầng hầm, nhà vệ sinh hay bồn chứa đại loại giống vậy. Được coi là phương pháp gia cố móng nền an toàn nhất. Vì nó phân chia lực ép đều tránh hiện tượng lún nền.
Móng nền rất quan trọng cho ngôi nhà và tùy vào đặc điểm xây dựng mà chọn móng nhà phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thi công sẽ có nhiều trường hợp xấu xảy ra như ngập nước. Do Việt Nam có 2 mùa mưa và mùa nắng, không thể tránh khỏi. Cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách xử lý móng nhà bị ngập nước để khắc phục tình trạng nhanh nhất.