Hiện nay phương pháp khoan cọc nhồi được sử dụng phổ biến cho nền đất yếu, yêu cầu độ chịu tải cao. Sử dụng máy móc hiện đại, phù hợp cả những nơi ngõ hẹp, đông dân cư. Trong đó có bước quan trọng là thổi rửa cọc khoan nhồi. Đảm bảo chất lượng cọc tốt nhất, có độ chịu tải tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp thổi rửa cọc khoan nhồi, ưu nhược điểm của phương pháp này nhé!
1. Phương pháp thổi rửa cọc khoan nhồi là gì?
Chúng ta cần phải thổi rửa khoan cọc nhồi vì khi đào hố lớp đất đá, mùn đất, vật liệu khác rơi xuống đáy hố. Sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cọc khoan. Nhiều khi thực hiện dưới trời mưa, nước trút xuống hố cần phải hút hết nước lên trước khi đổ bê tông. Đảm bảo hố sạch, không đọng nước . Phương pháp thổi rửa khoan cọc nhồi được thực hiện qua những bước sau:
- Bước 1: Công tác thổi rửa được thực hiện sau khi đổ lồng thép vào hố. Nhưng nếu bùn và đất cát quá nhiều thì cần thổi rửa bớt trước khi đặt lồng thép. Để thuận tiện hạ lồng cũng như đảm bảo chất lượng cọc khoan nhồi hơn
- Bước 2: Thả máy ép dẫn hơi khí xuống hố, tạo lực ép đẩy dung dịch bentonite bẩn, đất cát lên trên. Bằng một ống dẫn bằng thép.
- Bước 3: Dung dịch bentonite và cát được đưa lên bể lọc
- Bước 4: Tiến hành từ 20-30 phút sau đó lấy mẫu dung dịch ở đáy hố và giữa hố để kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu thì dừng lại.
>> Xem thêm: Quy trình thi công khoan cọc nhồi chuẩn xác nhất 2022
2. Ưu nhược điểm của Phương pháp thổi rửa cọc khoan nhồi
Ưu điểm
- Loại bỏ những tạp chất đảm bảo cọc chất lượng hơn, gia tăng độ chịu tải
- Đảm bảo cho nhân công không phải kiểm tra hố, tiết kiệm chi phí hơn
- Có sức mang tải lớn nên áp dụng cho công trình yêu cầu trọng tải lớn
- Thời gian thực hiện nhanh, đem lại hiệu quả cao
- Giảm thiểu số cọc khoan

Ưu điểm phương pháp thổi rửa cọc khoan nhồi
Nhược điểm phương pháp thổi rửa cọc khoan nhồi
- Đòi hỏi người thực hiện có chuyên môn kỹ thuật cao, am hiểu rõ về phương pháp này.
- Quy trình khác phức tạp cần đến máy móc hiện đại
- Chỉ áp dụng được những công trình trọng tải lớn
Không rút đầu khoan lên được
Nguyên nhân: do bị gián đoạn trong quá trình thi công như là mất điện, máy dừng giữa chừng
Cách khắc phục: Có 2 cách tùy theo mức độ lún của đầu khoan.
- Rút ống vách lên tầm 20cm xong đó rút ống khoan lên ngay lập tức. Rồi hạ ngay ống vách, việc này đòi hỏi chuyên môn cao để không bị sập hố khoan
- Khi đầu ống khoan bị lún sâu, lực ma sát quá lớn, đất đá chèn quá nặng. Thì ta phải dùng vòi xói áp lực cao hút phần đất đã bị sập, xói xuống đầu khoan. Để đầu khoan không bị nghiện vào thành vách, rút được đầu khoan lên theo phương thẳng đứng. Phải giữ mực nước đầy trong ống vách.

2 cách khắc phục không rút được đầu khoan
Sự cố trồi cốt thép khi đổ bê tông
Nguyên nhân:
- Do quá trình rút ống vách, ống vách không theo phương thẳng đứng.
- Thành ống bị cong vênh, méo mó
- Cự ly giữa đường kính ngoài của cốt thép với thành trong của ống vách quá sát nhau
- Khung cốt thép bị cong vênh
Cách khắc phục
- Khi bị trồi cốt thép phải nhanh chóng dừng lại. Lắc ống vách di chuyển lên xuống hoặc quay theo một chiều để khung thép và ống vách không bị vướng với nhau.
- Kiểm tra kỹ đáy ống vách, nếu bị méo phải chỉnh lại ngay
- Cự ly giữa thành trong ống vách và thành ngoài của cốt đai lớn đảm bảo gấp 2 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu thô.
Không rút được ống vách lên
Nguyên nhân:
- Thường xảy ra với nền đất cát, độ lún của đất lớn hơn sức kéo ống vách. Và lực ma sát giữa đất với ống vách quá lớn. Hoặc do ảnh hưởng của mạch nước ngầm
- Khi đổ bê tông quá sâu mới rút ống vách hoặc bê tông không xuống đáy hố, ứ đọng lại giữa ống vách
- Ống vách bị nghiêng nên khi kéo lên theo phương thẳng đứng sẽ bị kẹt
- Lưỡi nhọn ống vách bị mòn làm độ ma sát cao
Cách khắc phục
- Chọn máy khoan thích hợp với nền đất và đảm bảo công suất, lực kéo
- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra ống vách bằng cách rung lắc, nâng hạ ống vách một khoảng 15cm. Đặc biệt trong lúc thử không được đổ bê tông
- Nếu máy không đủ lực nhấc ống vách phải dùng kích dầu có lực lớn
- Nếu ống vách bị mài mòn phải nhanh chóng hàn chồng để bổ sung

Không rút được đầu ống vách thường xảy ra ở nền đất cát
Sập hố khoan
Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố này, nhưng chủ yếu là do:
- Dung dịch bentonite không pha đúng tỷ lệ hoặc dung dịch không kịp tốc độ khoan
- Mạch nước ngầm có áp lực lớn
- Ống vách bị cong vênh hoặc bị biến dạng đột ngột
- Hạ ống thép không cẩn thận va phải thành hố
- Thời gian đổ bê tông quá lâu ( quy định không được chờ quá 24h ) làm thành hố tách nước dẫn tới sập vách
- Áp dụng phương pháp khoan không phù hợp với nền đất
Cách khắc phục
- Phải giữ ống vách luôn thẳng đứng
- Quản lý tốt nồng độ dung dịch bentonite
- Duy trì tốc độ khoan phù hợp
- Thả cốt thép cẩn thận đúng quy trình, không để va vào thành hố
>> Xem thêm: Cách pha chế dung dịch bentonite đạt chuẩn
Phương pháp thổi rửa cọc khoan nhồi rất quan trọng nhưng chỉ áp dụng cho công trình trọng tải lớn. Nhưng ưu điểm của nó vẫn hết sức tuyệt vời. Nếu bạn đang có nhu cầu khoan cọc nhồi nhưng không biết nơi nào thi công uy tín – chất lượng. Hãy đến với TKN 365 để được tư vấn nhiệt tình, miễn phí, giải đáp hết những thắc mắc. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, được nhiều đơn vị lựa chọn và tin tưởng. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng về sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi