Cọc khoan nhồi là loại cọc sở hữu móng sâu, được đào sâu xuống đất. Loại cọc này hiện nay đang được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Vậy nó có những ưu và nhược điểm như thế nào mà lại được ứng dụng phổ biến như vậy? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi này nhé!
Ưu điểm cọc khoan nhồi
- Khoan cọc nhồi có thể thi công đối với nhà ở công trình dân dụng trong hẻm nhỏ.
- Có thể thực hiện thi công mà không cần đào bỏ phần nền móng công trình cũ.
- Đảm bảo không gây sụt, lún, hư hại cho các công trình kế bên.
- Cọc khoan nhồi có thể chịu được lực tác động của động đất lên đến cấp 6 đến cấp 7.
- Chịu lực xô ngang tốt hơn cọc ép nên không ảnh hưởng lên những nhà xây trước.
- Có thể thi công trong điều kiện mặt bằng chật hẹp nhờ máy móc, thiết bị thi công nhỏ gọn.
- Độ an toàn trong thiết kế và thi công cọc khoan nhồi cao.
- Tránh tình trạng chấp nối giữa các cọc nhờ bê tông được đổ liên tục từ đáy hố lên trên.
- Thời gian thi công khoan cọc nhồi nhanh chóng.
- Áp dụng hữu hiệu trong các trường hợp lớp đất tốt xen kẹp bên trên lớp đất xấu mà không thể đóng hoặc ép cọc bê tông cốt thép bình thường.
- Dễ kiểm soát tỷ lệ trộn bê tông và cốt thép khi đổ cọc. Mác bê tông rất cao.
- Biết rõ ràng địa tầng, từng lớp bên dưới, từ đó có thể tính toán chính xác sức chịu tải của cọc. Khi đưa ra thực tế rất ít sai lệch, xác định địa tầng đất chịu lực tốt

Ưu điểm cọc khoan nhồi trong thi công công trình xây dựng
Nhược điểm cọc khoan nhồi
Bên cạnh những ưu điểm cọc khoan nhồi trên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Công nghệ thi công cọc khoan nhồi phức tạp và tốn nhiều công đoạn, đòi hỏi đơn vị thi công phải có chuyên môn và kinh nghiệm triển khai.
- Nhiều công đoạn thi công và giám sát công trình thi công.
- Mặt bằng thi công sình lầy do dung dịch sét
Xem thêm bài viết: Cọc khoan nhồi tiếng Anh là gì?
Ứng dụng của khoan cọc nhồi
Với những ưu điểm trên thì công nghệ khoan cọc nhồi được ứng dụng trong các công trình sau:
- Các công trình nhà cao tầng xây chen trong thành phố.
- Gia cố nền cho các công trình sửa chữa, cải tạo, nâng tầng.
- Các công trình có mặt bằng thi công chật hẹp (không thể đưa các thiết bị thông thường vào thi công).
- Các công trình có yêu cầu về bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận, cần tránh xảy ra tranh chấp, đền bù hư hỏng cho quá trình xây dựng.
- Các công trình cầu, móng hàng rào, tường bao cho tầng hầm, công trình trên bờ sông…
- Các công trình có địa tầng xen kẹp phức tạp
Trên đây là các thông tin về Ưu nhươc điểm của cọc khoan nhồi và nhược điểm của thi công khoan cọc nhồi. Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp bạn lựa chọn được công nghệ thi công phù hợp nhất.
-
Tôi là Hoàng Đức Thắng, CEO của TKN 365. Tôi là một kỹ sư xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Tôi mong muốn cung cấp đến mọi người những kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết mà tôi chia sẻ.
View all posts