Móng là cấu trúc quan trọng, đóng vai trò nền tảng cho sự vững chắc của các công trình xây dựng. Có nhiều loại móng khác nhau về cấu tạo, vật liệu và cách áp dụng. Trong số đó, móng cốc hay móng đơn là phương pháp thi công phổ biến, được áp dụng rộng rãi hiện nay. Cùng Khoan Cọc Nhồi 365 tìm hiểu chi tiết về loại móng này thông qua bài viết sau đây.
Móng cốc là gì?
Móng cốc (hay móng đơn) là loại móng dùng để đỡ một cột hoặc một chùm cột đứng sát cạnh nhau. Chúng có tác dụng chịu tải trọng và được dùng để xây dựng hoặc gia cố các công trình xây dựng như nhà ở, trụ điện, mố trụ cầu,… Tuy nhiên, móng cốc chỉ thích hợp xây trên nền đất cứng và có tính ổn định cao. Nếu nền đất mềm, dễ sụt lún thì cần gia cố thêm bằng cọc để đảm bảo an toàn cho công trình.
Móng cốc được sử dụng phổ biến trong các công trình
Móng cốc thường nằm riêng lẻ, có nhiều hình dáng đa dạng như hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật. Loại móng này cũng khá dễ thi công và có chi phí rẻ nên được nhiều chủ nhà ưa chuộng sử dụng để tiết kiệm chi phí khi xây dựng công trình.
>>>>> Xem thêm bài viết: Bảng giá khoan cọc nhồi TPHCM mới nhất 2024
Cấu tạo của móng
Móng cốc có cấu tạo khá đơn giản, gồm 4 bộ phận như sau:
- Móng : Hay còn gọi bản móng, thường có đáy hình chữ nhật, được vát theo độ dốc vừa phải và có kích thước được tính toán phù hợp với từng loại công trình.
- Giằng móng (đà kiểng) : Có tác dụng nâng đỡ tường ngăn bên trên, đồng thời giảm độ lún lệch giữa các móng. Trong trường hợp giằng móng được kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm móng thì cần tính toán giằng móng như một dầm trong kết cấu khung.
- Cổ móng : Có tác dụng truyền tải trọng, truyền lực từ cột xuống đáy móng. Tùy vào cấu trúc, thiết kế công trình và các điều kiện ngoại cảnh mà cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt nhưng thông thường kích thước cổ móng sẽ được mở rộng khoảng 25mm về mỗi phía.
- Lớp bê tông lót : Thường có độ dày 100mm, được làm bằng bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50÷100. Lớp này có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống sự mất nước của xi măng, đồng thời là ván khuôn đổ bê tông móng.
Cấu tạo của móng cốc
Phân loại móng cốc trong xây dựng
Có nhiều cách để phân loại móng cốc nhưng thông thường loại móng này được phân loại theo 4 tiêu chí như sau:
Phân loại theo độ cứng
- Móng cốc mềm: Có khả năng biến dạng cùng cấp với đất nền, có thể biến dạng lớn và chịu uốn nhiều.
- Móng cốc cứng vừa (móng đơn hữu hạn): Là móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/ngắn ≤ 8. Độ cứng của móng ở mức tương đối, cứng hơn móng mềm và mềm hơn móng cứng.
- Móng cốc cứng: Có độ cứng rất lớn và ít hoặc gần như không bị biến dạng. Loại móng này thường làm từ gạch, bê tông hoặc đá.
Phân loại theo tải trọng
- Móng chịu tải đúng tâm.
- Móng chịu tải lệch tâm.
- Móng công trình cao (ống khói, bể nước, tháp nước,…).
- Móng chịu lực ngang lớn (đập tường, tường chắn,…).
- Móng chịu tải theo phương thẳng đứng và có mô men nhỏ.
Phân loại theo cách chế tạo
- Móng toàn khối: Được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau và chế tạo (đổ móng) ngay tại chỗ.
- Móng lắp ghép: Do nhiều khối lắp ghép đã chế tạo sẵn rồi di chuyển và ghép lại với nhau khi thi công công trình.
Phân loại theo chất liệu
- Móng cốc thép: Được tạo nên từ thép, có thể gia công tại hiện trường hoặc làm sẵn trong nhà máy. Khi thi công móng đơn thép cần làm sạch bề mặt công trường, đảm bảo các cây thép không dính dầu mỡ, bùn đất hay gỉ sét và lắp ráp theo đúng bản vẽ thiết kế.
- Móng cốc cừ tràm: Được làm bằng cừ tràm và cần xử lý nền móng cứng cáp trước khi thi công. Loại móng này rất được ưa chuộng nhờ có chất lượng tốt và giá thành rẻ.
Quy trình thi công móng chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị
Để quá trình thi công móng cốc diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, nhà thầu cần chuẩn bị các yếu tố sau:
- Dọn dẹp mặt bằng thi công móng cốc sạch sẽ, gọn gàng.
- Chuẩn bị nhân công đầy đủ.
- Chuẩn bị đủ số lượng các nguyên vật liệu cần thiết và nên có khoảng dự trù thêm.
Bước 2: Tiến hành đào hố
Nhà thầu tiến hành đào hố để thi công móng cốc. Các hố này có kích thước về chiều dài, chiều rộng, chiều sâu đúng như bản thiết kế để tránh gây ảnh hưởng đến công trình sau này.
Bước 3: Thực hiện đóng cọc
Đối với các nền đất mềm hoặc xốp, người thi công nên đóng thêm các cọc xuống nền đất để đảm bảo chất lượng cho móng.
Bước 4: San phẳng mặt hố
Tiếp theo, nhà thầu cần san phẳng bề mặt hố. Có thể dùng máy móc chuyên dụng để tăng độ phẳng của nền hoặc rải thêm một lớp đá dăm mỏng.
Bước 5: Đổ bê tông lót
Nhà thầu đổ một lớp bê tông lót lên bề mặt đã làm phẳng với độ dày khoảng 10mm. Công đoạn này có tác dụng ngăn ngừa sự mất nước của lớp vữa, bê tông khi đổ móng, đồng thời cố định và làm phẳng đáy móng.
Bước 6: Thực hiện đổ móng
Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình thi công móng đơn. Nhà thầu cần trộn bê tông theo tỷ lệ tiêu chuẩn và đổ xuống hố theo khung đã làm sẵn. Lưu ý nên đổ bê tông từ xa đến gần, nếu có hiện tượng ứ đọng nước thì nên hút hết nước ra để đảm bảo chất lượng của móng cốc.
Tiến hành đổ bê tông móng cốc
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi thi công móng cốc:
- Trong quá trình thi công móng, phải đảm bảo hố không bị ngập nước vì nước đọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông và móng cốc nói chung khi sử dụng.
- Khi đã tháo cốp pha móng cốc, bạn nên chú ý, giám sát và giữ gìn chất lượng móng để có thể tiến hành những công đoạn tiếp theo mà không làm gián đoạn thi công.
- Với công trình như nhà liền kề, nhà phố hoặc mặt bằng móng không đẹp, nhà thầu thường thi công móng cốc lệch tâm.
- Khi thi công móng cốc cần tính toán chuẩn xác tải trọng của móng với các chỉ số như: chiều rộng mặt đáy, trọng tải lên móng, cường độ tiêu chuẩn đất nền,…
- Thép để làm móng đơn cần được gia công với chất lượng tốt nhất, đảm bảo đúng kích thước theo bản thiết kế, độ méo, bẹp, biến dạng của thép không được vượt quá mức cho phép và không được hoen gỉ.
Trên đây là những thông tin về móng cốc mà Khoan Cọc Nhồi 365 muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình thi công công trình của mình. Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ khoan cọc nhồi, thi công móng cốc chuẩn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0906 840 567 để được tư vấn ngay hôm nay.
-
Tôi là Hoàng Đức Thắng, CEO của KCN 365. Tôi là một kỹ sư xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Tôi mong muốn cung cấp đến mọi người những kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết mà tôi chia sẻ.
View all posts