Đập đầu cọc khoan nhồi là một bước quan trọng trong thi công nền móng, giúp loại bỏ phần bê tông dư thừa và đảm bảo khả năng chịu lực của cọc. Vậy đâu là những biện pháp đập đầu cọc hiệu quả và an toàn nhất? Bài viết này sẽ đưa ra 3 phương pháp phổ biến nhất giúp bạn thực hiện công đoạn này một cách chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí.
Đập đầu cọc khoan nhồi là một bước quan trọng trong thi công nền móng của các công trình xây dựng. Mục đích của việc đập đầu cọc là để loại bỏ phần bê tông thừa không đạt yêu cầu ở đầu cọc giúp đảm bảo chất lượng cọc móng. Ngoài ra, còn giúp tăng khả năng chịu lực và sự liên kết giữa cọc và đài móng.
Việc đập đầu cọc cũng giúp tạo bề mặt bằng phẳng, tránh hiện tượng rỗng hay nứt vỡ gây ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ móng. Nếu không tiến hành đúng cách, công trình có thể gặp rủi ro về chất lượng móng, giảm khả năng chịu lực, ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình.
Đập đầu cọc tạo mặt phẳng, hạn chế ảnh hưởng đến hệ móng
Trong các công trình lớn hoặc có yêu cầu kỹ thuật cao, việc đập đầu cọc còn giúp dễ dàng kiểm tra phần thép cọc. Từ đó đưa ra các biện pháp gia cố hoặc xử lý kịp thời trước khi thi công các bước tiếp theo.
Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp tối ưu hóa thời gian đập đầu cọc khoan nhồi tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và quy mô của từng công trình. Dưới đây là ba phương pháp đập đầu cọc phổ biến và hiệu quả nhất:
Sau khi đánh dấu cao độ trên cọc khoan nhồi, tiến hành cắt tiện xung quanh chu vi cọc.
Dùng máy diesel với lưỡi cắt đĩa 500mm để thực hiện công đoạn cắt. Thiết bị này được đánh giá là hiệu quả và an toàn khi sử dụng trong thi công.
Tiến hành đánh dấu độ cao trên cọc khoan nhồi
Cắt tiện cọc quanh khu vực đánh dấu giúp đảm bảo khi đập phá không làm hỏng cọc và giữ bề mặt sau khi đập được bằng phẳng.
Đánh dấu một khoảng cách 300mm cách cao độ đầu cọc để đảm bảo an toàn cho phần cọc còn lại.
Dùng xe cơ giới với đầu búa thủy lực phá bỏ toàn bộ phần bê tông dư ở đầu cọc.
Xe cơ giới có khả năng phá bỏ chính xác phần đầu cọc, đảm bảo không gây hư hại cho phần cọc bên dưới.
Dùng các thiết bị xe cơ giới để tiến hành đập đầu cọc khoan nhồi
Lưu ý: Cần đánh dấu khoảng cách rõ ràng từ cao độ cọc trước khi tiến hành đập phá để tránh làm hỏng phần cọc bên dưới.
Bước 1: Cắt khía quanh chu vi đầu cọc
Bước 2: Phá đầu cọc bằng máy phá cầm tay
Bước 3: Cắt râu thép thừa
Xem thêm: Quy trình thi công khoan cọc nhồi đúng tiêu chuẩn
Mỗi biện pháp đập đầu cọc khoan nhồi đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại công trình khác nhau. Lựa chọn đúng phương pháp không chỉ giúp đảm bảo chất lượng thi công mà còn tối ưu hóa chi phí và thời gian thực hiện. Hãy liên ngay Khoan Cọc Nhồi 365 để nhận thêm nhiều ưu đãi thi công!
Khoan Cọc Nhồi 365 (KCN 365) – trực thuộc Công ty TNHH Thiết Kế Nhà 365, chuyên tư vấn & thi công Cọc Khoan Nhồi, móng nhà chất lượng cao. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, 100+ công trình mỗi năm cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và máy móc hiện đại, KCN 365 cam kết mang đến giải pháp nền móng an toàn, bền vững, tối ưu chi phí cho mọi công trình từ dân dụng đến quy mô lớn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ NHÀ 365 – DỊCH VỤ KHOAN CỌC NHỒI
- Địa chỉ: Lầu 2 – 294 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0906 840 567 – Mr. Thắng
- Email: thietkenha365@gmail.com