Thi công khoan cọc nhồi là phương pháp không còn xa lạ với nhiều người. Bởi chịu được tải trọng lớn, thích hợp cho nền đất yếu, khu vực đông đúc dân cư. Mà còn không ảnh hưởng tới công trình bên cạnh. Trong đó để đảm bảo chất lượng cọc thì việc lắp đặt lồng thép là điều tối cần thiết. Vậy lồng thép cọc khoan nhồi là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Lồng thép cọc khoan nhồi là gì?
Lồng thép cọc khoan nhồi được làm bằng sắt thép, bao bọc bên ngoài cọc khoan nhồi. Có tác dụng tạo khung cho cọc khoan nhồi giúp cọc thẳng đứng, đảm bảo độ vững chắc và chất lượng của cột. Có vai trò chịu lực kéo cho cọc khoan nhồi làm bằng bê tông. Bởi bê tông được làm từ nguyên vật liệu khác nhau như cát, xi măng, sỏi, đá… nên chỉ có khả năng chịu lực nén rất tốt, còn khả năng chịu lực kéo, lực cắt thấp.
Lồng thép cọc khoan nhồi được làm bằng sắt thép, bao bọc bên ngoài cọc khoan nhồi.
>>>>> Xem thêm: Ứng dụng dung dịch Bentonite trong khoan cọc nhồi
Đặc điểm của lồng cọc khoan nhồi
- Chiều dài thông thường là 11,7m và được nối với nhau bằng ren
- Khi thả lồng thép xuống hố cọc cần trang bị đầy đủ ống siêu âm và con kê bảo vệ
- Những thanh sắt trên lồng phải được cùng kích cỡ, chiều dài và cách đều nhau.
- Một đầu có dạng mũi nhọn để dễ dàng hạ lồng thép chắc chắn dưới đáy. Và đầu còn lại bằng phẳng
Ưu điểm của ống thép cọc nhồi bằng phương pháp hàn
Ngày nay để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm thời gian hơn. Người ta thường sử dụng phương pháp hàn cao tần và hàn CO2 thay thế cho phương pháp thủ công, buộc bằng tay. Ngoài ra, còn nâng cao tính thẩm mỹ, hình dáng đều nhau. Sau đây là những ưu điểm của phương pháp này:
- Tiết kiệm nguyên liệu, tránh hư hỏng, mất mát trong quá trình thi công tại công trường
- Mang tính thẩm mỹ cao: cọ tròn và đều ở bước thép, lồng cọc
- Tiết kiệm thời gian thi công và nhân công thực hiện, nhân viên giám sát
- Dễ dàng thiết kế đúng bản mẫu, đảm bảo chất lượng cọc khoan nhồi
- Vận chuyển, lắp đặt hay thay thế đều rất tiện lợi
- Quá trình thi công được suôn sẻ, không bị ngắt quãng
Lồng cọc khoan nhồi bằng phương pháp hàn có nhiều ưu điểm
Quy trình đặt lồng thép vào hố khoan cọc nhồi
- Trước khi lắp đặt cần đo lại 5 điểm: 4 điểm xung quanh và 1 điểm giữa hố khoan. Sao cho không được vượt quá quy định cho phép với sai số +- = 100mm
- Phải lắp đặt nhiều nhất là 1h từ khi vét lắng đáy hố khoan. Để mùn khoan không rơi xuống ảnh hưởng tới chất lượng cọc
- Lồng thép được lắp đặt sẵn tại bãi gia công
- Sau khi vét đáy hố, hạ từ từ đoạn ống đầu tiên vào hố
- Giữ lồng thép bằng giá đỡ chuyên dụng và đưa đoạn tiếp theo vào. Cùng công tác nối lòng cốt thép để nối 2 ống thép với nhau
- Thả tiếp ống thép cho tới khi đạt tới độ cao của hố
>>>> Xem thêm bài viết: Chiều sâu cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý?
Những lưu ý khi hạ ống thép cọc khoan nhồi
- Cần căn chuẩn lồng thép vào hố khoan dưới sự thực hiện của 2-3 người và máy móc chuyên dụng
- Yêu cầu nhân viên thi công có kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao
- Trước và trong khi hạ lồng thép cần kiểm tra kỹ những mối nối để không bị rớt lồng xuống đáy. Đặc biệt với hố khoan D300 – D600
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về lồng thép cọc khoan nhồi. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ cho Khoan Cọc Nhồi 365 để được giải đáp nhiệt tình nhất. Với kinh nghiệm lâu năm chúng tôi nhất định sẽ làm hài lòng tốt nhất yêu cầu của quý khách
-
Tôi là Hoàng Đức Thắng, CEO của KCN 365. Tôi là một kỹ sư xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Tôi mong muốn cung cấp đến mọi người những kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết mà tôi chia sẻ.
View all posts