Khi tiến hành xây dựng nhà ở và các công trình dân dụng, thi công nền móng luôn là giai đoạn quan trọng và cần được giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, hạng mục thi công Cọc Khoan Nhồi đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính bền chắc cho toàn bộ công trình. Vậy quy trình thi công Cọc Khoan Nhồi diễn ra như thế nào, cần lưu ý những gì… Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời thỏa đáng.
Nội dung bài viết
Cọc Khoan Nhồi là loại cọc được thi công bằng cách đào thủ công hay dùng thiết bị chuyên dụng khoan sâu xuống lòng đất, sau đó đổ bê tông trực tiếp vào lỗ khoan. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình xây dựng các công trình đồ sộ và đòi hỏi độ ổn định cao.
Thi công Cọc Khoan Nhồi.
So với các giải pháp thi công khác, Cọc Khoan Nhồi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn, như:
Cọc Khoan Nhồi được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng yêu cầu tính chịu lực cao, độ sâu lớn như các tòa nhà trung và cao tầng, nhà máy, nhà xưởng, đập thủy điện, cảng sông, cảng biển, những khu vực có nền đất yếu…
Trước khi thi công Cọc Khoan Nhồi, khâu chuẩn bị mặt bằng thực sự cần thiết. Cần dọn dẹp cẩn thận và làm phẳng khu vực thi công, bảo đảm không có vật cản xuất hiện. Bên cạnh đó, phải xác định kỹ lưỡng các yếu tố như độ sâu, điều kiện đất đai tại nơi thi công.
Sau quá trình chuẩn bị mặt bằng, đội ngũ kỹ sư sẽ tiến hành định vị chính xác vị trí tim cọc và điểm giao các cọc theo bản vẽ thiết kế đã được duyệt từ trước.
Chuẩn bị mặt bằng và tiến hành định vị cọc.
Tùy loại công trình và điều kiện đất đai mà đội thi công sẽ sử dụng phương pháp khoan khô, khoan bằng dung dịch bentonite, khoan ống vách, khoan mở rộng đáy … Theo đó, các thiết bị khoan được sử dụng có thể là máy Khoan Cọc Nhồi cánh xoắn, máy Khoan Cọc Nhồi thùng đào, máy Khoan Cọc Nhồi tuần hoàn…
Sau khi chọn thiết bị phù hợp, máy khoan sẽ khoan theo chiều sâu đã xác định. Quy trình khoan cần thực hiện cẩn trọng, theo đúng vị trí lỗ khoan nhằm đạt được kích thước và độ sâu đúng yêu cầu kỹ thuật.
Công đoạn khoan tạo lỗ cọc.
Ống vách chỉ đưa vào sử dụng trong trường hợp khu đất có độ ổn định không cao, với mục đích giữ cho bề mặt hố khoan không bị sập khi thi công. Ống vách được lắp đặt vào lỗ khoan, nhằm cố định vị trí, không làm thay đổi kích thước lỗ khoan trong quá trình thi công.
Lồng thép là phần khung được làm từ loại thép chịu lực, giúp gia tăng khả năng chịu tải trọng cho Cọc Khoan Nhồi. Yêu cầu về lồng thép là phải đúng kích thước và được gia cố kỹ lưỡng.
Sau khi làm sạch hố khoan, lồng thép sẽ được lắp vào lỗ khoan và chỉnh sửa sao cho vị trí của lồng thép nằm chính giữa lỗ khoan đúng như vị trí trên bản vẽ, đảm bảo sự ổn định khi đổ bê tông.
Chuẩn bị lồng thép sẵn sàng để lắp vào lỗ khoan.
Bê tông dùng để đổ vào Cọc Khoan Nhồi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng với tỷ lệ xi măng, cát và đá phù hợp. Quá trình đổ bê tông vào lỗ khoan phải diễn ra liên tục, đồng đều, lưu ý đặt phần đáy ống đổ cao hơn 20cm so với phần đáy cọc.
Để cho mẻ bê tông đầu tiên không bị loãng do tiếp xúc với nước, hoặc dung dịch khoan, các công nhân thường dùng hạt xốp hay mút được làm từ loại bao tải đựng vữa xi măng, rồi cho vào ống đổ trước khi đổ bê tông. Sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, đội ngũ thi công phải kiểm tra độ đặc chắc, độ cứng, các chỉ số chất lượng của bê tông, đảm bảo sự bền chắc của Cọc Khoan Nhồi.
Quá trình đổ bê tông Cọc Khoan Nhồi.
Sau khi bê tông đã đông cứng, tiếp đến ống vách sẽ được tiến hành rút khỏi lỗ khoan và lấp đất ở phần đầu Cọc Khoan Nhồi. Đây là công đoạn yêu cầu trình độ tay nghề cao của nhân công và đòi hỏi sự tập trung cao độ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cọc.
Bước nghiệm thu và kiểm tra chất lượng thành phẩm phải được thực hiện nghiêm túc, tỉ mỉ để kịp thời phát hiện sai sót (nếu có) và xử lý, hạn chế tối đa sự cố xảy ra trước khi chuyển sang hạng mục khác. Nên lập các biên bản nghiệm thu, ghi nhận kết quả, đánh giá, nhận xét từ ý kiến thống nhất của các bên.
Trong thi công Cọc Khoan Nhồi, các loại vật liệu đưa vào sử dụng như thép, bê tông… phải đạt yêu cầu cao về chất lượng để đảm bảo độ bền cho Cọc Khoan Nhồi.
Đối với các công đoạn thi công Cọc Khoan Nhồi, công nhân thi công yêu cầu phải có tay nghề, có kỹ thuật, được bố trí đúng theo năng lực để thực hiện từng bước chính xác và an toàn.
Điều kiện thời tiết, địa chất, mặt bằng thi công tốt sẽ giúp quá trình thi công Cọc Khoan Nhồi diễn ra suôn sẻ như kế hoạch đã đặt ra. Ngược lại, nếu yếu tố về thời tiết, khí hậu, địa chất… gây bất lợi thì quá trình thi công Cọc Khoan Nhồi có thể bị đình trệ, ảnh hưởng đến tiến độ chung của công trình.
Việc giám sát công trình nên được thực thi chặt chẽ ngay từ khi quá trình thi công bắt đầu đến khi kết thúc để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch.
Trước khi làm việc, các công nhân thi công cần được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như mũ bảo hiểm, giày bảo hộ, găng tay… để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người lao động. Bên cạnh đó, đội ngũ công nhân phải tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn trong xây dựng và luôn luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp ngăn nắp khu vực đang thi công.
Khi thi công Cọc Khoan Nhồi, công nhân luôn được đảm bảo về trang phục bảo hộ đúng quy định.
Quá trình khởi công xây dựng công trình luôn gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh. Cụ thể là khi thi công Khoan Cọc Nhồi (công đoạn khoan, đổ bê tông) cần thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh để không làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, cảnh quan…
5.1 Chi phí thi công Cọc Khoan Nhồi là bao nhiêu?
Chi phí thi công Cọc Khoan Nhồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường kính và chiều sâu cọc, vật liệu làm Cọc Khoan Nhồi, quy mô công trình, khu vực thi công…
5.2 Thời gian thi công Cọc Khoan Nhồi mất bao lâu?
Thời gian thi công Cọc Khoan Nhồi tùy thuộc mức độ phức tạp của công trình, số lượng Cọc Khoan Nhồi, năng suất máy khoan, tay nghề nhân công, điều kiện thi công… Thông thường thời gian kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
5.3 Cần lưu ý gì khi thi công Cọc Khoan Nhồi?
Cần bảo đảm đúng quy trình thi công, chất lượng vật liệu và kiểm tra định kỳ để công tác thi công Cọc Khoan Nhồi đạt yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật.
5.4 Làm thế nào để đảm bảo chất lượng Cọc Khoan Nhồi?
Để đảm bảo chất lượng Cọc Khoan Nhồi, cần chú trọng từ khâu chuẩn bị đến nghiệm thu, đặc biệt là kiểm tra chất lượng bê tông và giám sát kỹ thuật trong quá trình thi công.
5.5 Có những loại Cọc Khoan Nhồi nào?
Cọc Khoan Nhồi được phân loại dựa trên khả năng chịu lực, kích thước, hình dạng, công nghệ… Một số loại thường gặp như: Cọc Khoan Nhồi đơn tiết diện hình trụ, Cọc Khoan Nhồi mở rộng đáy, cọc barrette, cọc khoan nhồi trang bị cói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy…
Khoan Cọc Nhồi 365 là nơi khách hàng có thể tin tưởng khi sử dụng dịch vụ thi công Cọc Khoan Nhồi.
Trên đây là thông tin chi tiết về quy trình thi công Cọc Khoan Nhồi mà Khoan Cọc Nhồi 365 muốn gửi đến quý khách hàng, hy vọng giúp bạn cập nhật thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình xây dựng nhà ở của mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ thi công Khoan Cọc Nhồi, thiết kế thi công nội thất trọn gói… thì hãy liên hệ ngay với Khoan Cọc Nhồi 365 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Khoan Cọc Nhồi 365 (KCN 365) – trực thuộc Công ty TNHH Thiết Kế Nhà 365, chuyên tư vấn & thi công Cọc Khoan Nhồi, móng nhà chất lượng cao. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, 100+ công trình mỗi năm cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và máy móc hiện đại, KCN 365 cam kết mang đến giải pháp nền móng an toàn, bền vững, tối ưu chi phí cho mọi công trình từ dân dụng đến quy mô lớn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ NHÀ 365 – DỊCH VỤ KHOAN CỌC NHỒI
- Địa chỉ: Lầu 2 – 294 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0906 840 567 – Mr. Thắng
- Email: thietkenha365@gmail.com