Khi xây bất kỳ công trình nào cũng cần tính toán chính xác nguyên vật liệu, chi phí chính để công trình thi công thuận lợi, đạt chất lượng tốt nhất. Bê tông hiện là thành phần không thể thiếu trong mỗi công trình, nó vừa có ứng dụng cao vừa có chi phí rẻ. Quy trình đổ bê tông luôn được chú ý và quan tâm. Cũng tìm hiểu quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm.. qua bài viết dưới đây
Mục lục
Bê tông là hỗn hợp bao gồm cát, xi măng, đá, nước và một số thành phần khác theo tỷ lệ nhất định. Tạo ra một khối đá nhân tạo chắc chắn, cứng cáp. Đảm bảo khả năng chịu lực, chịu tải và chống thấm. Nó có thể đúc rót thành nhiều kích thước, hình dạng khác nhau. Chính vì thế, nên bê tông được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến.
Để bê tông chất lượng không bị rỗ, đúng tỷ lệ thì bước chuẩn bị vô cùng quan trọng. Kỹ thuật đổ bê tông không quá khó nhưng cần độ chính xác cao, tỉ mỉ. Việc chuẩn bị, tính toán chính xác giúp bạn kiểm soát được khối lượng bê tông và chất lượng.Cần chuẩn bị những điều sau:
Để bê tông chất lượng thì công tác chuẩn bị vô cùng quan trọng
Trước khi đổ cần chuẩn bị kỹ công tác làm sạch. Thời điểm thích hợp nhất để đổ bê tông khi bê tông móng cột vừa đủ cứng. Nếu cột nhà sát tường để dễ dàng tháo dỡ hãy chèn tấm xốp thay cho cốt pha.
Quá trình đổ bê tông thực hiện như sau:
Với mỗi công trình có đặc điểm khác nhau cần thay đổi kiểu dầm cho phù hợp. Nhưng thông thường chiều cao dầm không quá 50cm, đổ cùng với bản sàn. Có trường hợp không đổ chung với bản sàn với chiều cao lên tới 80cm. Kiểu đổ này đổ dạng bậc thang đoạn từng đoạn chừng 1m chứ không đổ theo từng lớp một.
Phải chờ bê tông ngót lại tầm 1-2h rồi mới tiếp tục đổ. Thực hiện khi độ cao cách máy đầm chỉ còn 3-5cm, bê tông toàn khối dầm và bản sàn đã liên kết với cột.
Khi thực hiện công trình nhỏ với phương pháp thủ công cần chia ra làm 2 giai đoạn. Khi đổ cột xong mới ghép cốt pha dầm và bản sàn. Rồi thực hiện như bình thường
Với mỗi công trình có đặc điểm khác nhau cần thay đổi kiểu dầm cho phù hợp
Nguyên tắc thực hiện là đổ từ xa tới gần. Tránh ảnh hưởng tới cốt thép, không được đứng lên thành cốt pha mà phải bắc sàn qua hố móng. Lưới thép móng đặt đúng theo bản thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình.
Bê tông phải được chuyển bằng xe chuyên dụng tới nơi đổ móng. Bê tông sẽ được bơm hoặc đổ vào vị trí móng. Trong khi đổ đảm bảo bề mặt bê tông bằng phẳng, có độ dốc vừa phải. Dùng gỗ đóng để kiểm tra tình trạng bề mặt bê tông.
Cần chú ý các điều sau trong lúc thi công: Bê tông phải được trộn kỹ đúng tỷ lệ, đầm bê tông thật kỹ trong toàn bộ kết cấu. Không được để ngập nước, sẽ làm giảm chất lượng bê tông.
Cũng giống như dầm nhưng mặt sàn có nhiều điểm dễ thực thi hơn. Không nhiều yêu cầu về chống thấm, chống nóng. Có mặt cắt ngang rộng và độ dày ( 8-10cm ) ít lại nên không cần tới cốt thép, đai.
Đổ bê tông thành từng dải( rộng từ 1-2m ) theo hướng giật lùi, tránh hiện tượng phân tầng. Bắt đầu dầm khi đổ cách dầm chính cỡ 1m. Khi cách mặt trên cốp pha sàn còn 5-10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn. Cần lấy dây căng chuẩn làm cữ để mặt sàn bằng phẳng, không lãng phí bê tông. Thợ sẽ dùng bàn xoa làm mặt sàn phẳng hơn, các thao tác diễn ra liên tục ngay lập tức để đạt được kết quả chất lượng nhất. Các góc không được để đọng lại nước
Bê tông rất nhạy cảm với nước, nó sẽ làm giảm chất lượng và hiệu quả của nền. Nếu trời mưa nhỏ có thể tiếp tục thi công. Còn mưa lớn với thời gian dài thì nên ngừng lại, dùng bạt che tránh nước ngập. Cũng như kiểm tra an toàn về thiết bị điện, tránh bị chập điện gây nguy hiểm tính mạng người thi công.
Sau trận mưa không nên tiến hành thi công ngay mà phải đợi cường độ bê tông đạt đến 25 daN/m2. Muốn đổ lớp bê tông tiếp theo cần sử dụng các biện pháp như sau:
Vệ sinh sạch bề mặt bê tông cũ và tưới nước xi măng lên để tạo độ kết dính giữa 2 lớp. Hoặc đánh xờm bề mặt loại bỏ những phần không đạt chất lượng rồi mới tưới nước xi măng.
Thêm các phụ gia tăng độ kết dính và trước khi dừng thi công nên đặt sẵn lưới thép
Cần chú ý tới thời gian bỏ cốp pha để bê tông chất lượng nhất.
Bảo dưỡng để bê tông không bị nứt, có độ bền lâu. Thực hiện bằng các biện pháp dưới đây:
7 ngày đầu cần tưới nước thường xuyên để không bị nứt
Hỗn hợp bê tông dễ bị giảm tính công tác khi thời tiết quá nóng, biểu hiện là trên bề mặt xuất hiện vết nứt nhỏ ngang dọc. Khả năng chịu lực giảm đi đáng kể.
Trên đây là quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn. Hy vọng sẽ giúp ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy trình này. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay đơn vị thi công khoan cọc nhồi TPHCM uy tín để được nhận tư vấn nhiệt tình nhất.