Máy cọc khoan nhồi không còn là thiết bị xa lạ, đang được ứng dụng rất rộng rãi. Hiện nay có rất nhiều loại máy khoan cọc nhồi và thích hợp với những loại nền đất, công trình khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các loại máy cọc khoan nhồi phổ biến hiện nay qua bài viết sau đây.
Tổng quan về máy khoan cọc nhồi
Máy khoan cọc nhồi là thiết bị, máy móc hiện đại tạo hố khoan cọc nhồi sau đó đổ bê tông. Đây là một trong những dòng máy không thể thiếu trong công tác thi công nền móng. Nhất là những nơi nền đất yếu giúp nâng cao chất lượng, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí.
Cấu tạo
- Gồm 2 bộ phận chính là hệ thống cần trục và đầu mũi khoan. Được lắp vào cần trục bánh xích nặng từ 30-80 tấn.
- Hệ thống cần trục được làm bằng thép không gỉ. Với 2 loại cần phổ biến là: cần ma sát và cần khóa tùy theo địa chất là chọn loại cần khoan phù hợp. Được lồng từ 3-5 đoạn thép vào nhau như cột anten với chiều dài từ 12-18m, đường kính 600-3000mm. Khi khoan các đoạn phía trong tự động thò ra cho đến khi ra hết cả 5 đoạn, chiều sâu khoan từ 30-64 m
- Đầu khoan cọc nhồi là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất tạo hố khoan. 3 dạng đầu khoan phổ biến là: mũi khoan gắn kim loại rắn hoặc bánh xe quay; mũi khoan guồng xoắn và gàu khoan.

Máy cọc khoan nhồi gồm 2 bộ phận chính là hệ thống cần trục và đầu mũi khoan
Nguyên lý hoạt động
- Phương pháp khoan ống vách: Hoạt động theo cơ chế ống giao động. Khi mũi khoan cắt và ống vách được giao động, kẹp chặt bởi các xi lanh thủy lực với momen xoắn với lực ép thích hợp. Ống vách được nối với nhau sẽ khoan tới độ sâu yêu cầu. Dùng đầu ngoạm đưa đất đá ra khỏi hố khoan dễ dàng
- Phương pháp không sử dụng ống vách: mũi khoan guồng xoắn phá đất thành mùn khoan. Dung dịch bentonite được bơm vào để giữ thành hố không bị sập. Máy bơm công suất lớn sẽ bơm mùn khoan và dung dịch vào bể lắng.
Xem thêm: Bảng báo giá chi phí khoan cọc nhồi mới nhất tại TKN 365
Ưu, nhược điểm máy khoan cọc nhồi
Ưu điểm
- Máy móc hiện đại, thi công trên nhiều địa hình và nền đất đá phức tạp. Thậm chí là lớp đất đá cứng mà máy đóng cọc không chạm tới được
- Nhiều loại máy, với nhiều loại máy tiết diện nhỏ có thể dễ dàng thi công ở nơi chật hẹp, ngõ nhỏ, đông đúc dân cư
- Tiếng ồn gây ra không lớn cũng như không ảnh hưởng tới công trình lân cận
- Linh hoạt, dễ dàng thay đổi cho phù hợp với tính chất đất, tính chất công trình với độ chịu lực gấp 1,2 lần so với phương pháp khác
- Đảm bảo an toàn lao động cho người thực hiện
- Số lượng cọc ít nên tiết kiệm thời gian và chi phí bố trí
Nhược điểm
- Máy móc hiện đại nên yêu cầu người thực hiện am hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như tay nghề cao.
- Khó kiểm tra chất lượng cọc. Cũng như xử lý các khuyết tật khó khăn ( thường sẽ phải làm lại cọc mới )
- Độ ma sát giữa cọc và đất giảm
- Bề mặt thi công nhiều bùn, sình lầy do có sử dụng dung dịch bentonite
- Phụ thuộc nhiều vào thời tiết và khó thi công thi trời mưa

Máy cọc khoan nhồi thi công trên nhiều địa hình và nền đất đá phức tạp
Phân loại máy khoan cọc nhồi hiện nay
Máy khoan cọc nhồi tuần hoàn
Có cấu tạo hiện đại với nhiều linh kiện và bộ phận kết hợp hoạt động với nhau. Mũi đầu khoan có dạng chân vịt tàu thủy. Khoan vào lòng đất khiến đất tơi nhỏ thành mùn khoan. Sau đó dùng dung dịch bentonite đưa xuống đáy hố, máy bơm công suất lớn hút hỗn hợp lên trên.
Cấu tạo gồm 5 bộ phận chính được lắp đặt theo thứ tự như sau:
- Mũi khoan (2 loại: mũi khoan đất và mũi khoan đá)
- Quả chùy để tạo lực lên mũi khoan.
- Các đoạn cần khoan có tiết diện hình vành khăn( là một vật hình nhẫn, phần mặt phẳng nằm giữa hai đường tròn đồng tâm) để dễ dàng cho việc lắp thêm các đoạn cần khi tăng độ sâu và hình chữ khẩu trượt trong mâm quay có lỗ hình vuông tương ứng (1 đoạn).
- Khớp vạn năng( bộ phận cơ khí dùng để nối hai trục (trục dẫn động và trục dẫn động) ở các cơ cấu khác nhau và làm cho chúng quay với nhau để truyền momen quay )
- Ống mềm dẫn dung dịch Bentonit và máy bơm (hay máy hút).
Máy khoan cọc nhồi xoắn ruột già
Mũi khoan hình cánh xoắn đẩy đất lên giống như các mũi khoan thép. Tùy theo hố khoan mà máy có 1 mũi hoặc nhiều mũi khoan lồng vào nhau. Nhiều mũi khoan lồng cánh xoắn vào nhau và xếp thành hàng 3 mũi tạo cọc barrette và tường vây cũng như nhiều loại khác nhau. Bao gồm 4 loại tiêu biểu:
- Cọc khoan nhồi. có nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra như là khoan gầu, khoan phản tuần hoàn
- Cọc khoan nhồi mở rộng đáy. Là loại cọc khoan nhồi có đáy rộng với đường kính đáy cọc lớn hơn đường kính thân cọc.
- Cọc barrette – cũng là một loại khoan cọc nhồi nhưng khác về hình dáng và phương pháp tạo hố. Tiết diện có thể là hình chữ thập, hình chữ I, chữ H… có sức chịu tải lớn
- Cọc khoan nhồi có xói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy là cọc khoan nhồi có áp dụng công nghệ rửa sạch đáy và bơm vữa xi măng gia cường đáy. Đây là các bước phát triển trong công nghệ thi công khoan cọc nhồi.
Máy khoan ruột già phù hợp với công trình nhỏ, ở những vùng đồi núi có mực nước ngầm thấp. Do đường kính lỗ khoan không lớn.Ưu điểm là thi công đầy đất hình cánh xoắn nên không gây tắc nghẽn khi khoan. Mũi khoan khó chế tạo bởi hình dáng cầu kỳ với độ sâu từ 30-35m, đường kính tối đa 600mm.
Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào (gầu đào)
Hoạt động theo cơ chế thùng đào xoay tròn theo cần khoan. Cắt đất và được đưa lên với thùng đào.
Rất phù hợp với nơi thành phố đông đúc bởi ít tiếng ồn, thi công nhanh và ít gây ô nhiễm môi trường
Các loại máy khoan cọc nhồi được ưu chuộng hiện nay

4 loại máy khoan nhồi được ưa chuộng hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy móc từ thương hiệu lớn nhỏ. Mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm riêng và tùy theo tính chất nền đất, công trình thi công mà lựa chọn loại máy khoan cọc nhồi phù hợp. Dưới đây là 4 loại máy được sử dụng phổ biến nhất:
Máy khoan cọc nhồi Liebherr LB36
Được sản xuất từ năm 2015 với trọng lượng vận hành lên tới 155 tấn, chiều sâu khoan tối đa: 88m và đường kính khoan tối đa: 3000mm.
Nên được sử dụng khá phổ biến với công trình thuỷ lợi, sân bay, bến cảng thiết bị này được sử dụng trong thi công móng
Máy khoan cọc nhồi Bauer BG 46
Đây là dòng sản phẩm mới của Đức với nhiều ưu điểm vượt trội. Được gọi là chiếc máy khủng nhất Đông Nam Á. Với công suất động cơ lên đến 570 mã lực, chiều sâu đạt tới: 126m và đường kính khoan tối đa: 3700mm.
Giúp nền móng được ổn định hơn, tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí hơn.
Máy khoan cọc nhồi Bauer BG36
Được sản xuất từ năm 2010 với trọng lượng vận hành lên tới 127 tấn, chiều sâu khoan tối đa: 68.6m và đường kính khoan tối đa: 2500mm.
Có độ vận hành ổn định, làm việc liên tục nhiều giờ. Còn có thể khoan đá với nhiều hình thức đa dạng. Đầu khoan thiết kế thông minh có thể thay thế mà không cần phải tháo đầu khoan.
Máy khoan cọc nhồi Sany SR285R
Được sản xuất từ năm 2019, là thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc. Dòng máy Sany được sử dụng rộng rãi bởi chất lượng cao mà giá thành hợp lý. Với trọng lượng vận hành: 105T, chiều sâu khoan tối đa: 94/61m và đường kính khoan tối đa: 2200/1900mm.
Động cơ diesel cảm ứng thuận tiện khi thi công và tiết kiệm 5-10% nguyên liệu. Hạn chế được những khuyết điểm phương pháp thổi rửa khoan cọc nhồi, chất lượng cọc cao. Với công nghệ chống rung 5 cấp cho phép thi công ở những nơi đông đúc dân cư, yêu cầu cao về tiếng ồn
Một vài lưu ý khi sử dụng máy cọc khoan nhồi
- Hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy
- Vệ sinh máy sạch sẽ trước và sau khi làm việc
- Thường xuyên bảo dưỡng và bảo quản cẩn thận
- Chọn đơn vị cung cấp uy tín, có nguồn gốc chính hãng để đảm bảo chất lượng
Tùy theo đặc điểm địa chất, yêu cầu công trình mà lựa chọn máy khoan cọc nhồi cho phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc gì, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn nhiệt tình nhất. TKN 365 là đơn vị chuyên khoan cọc nhồi chất lượng cao với giá cả hợp lý.
Xem thêm các bài viết liên quan:
-
Tôi là Hoàng Đức Thắng, CEO của TKN 365. Tôi là một kỹ sư xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Tôi mong muốn cung cấp đến mọi người những kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết mà tôi chia sẻ.
View all posts