Dấu hiệu móng nhà bị lún là tình trạng không thể xem nhẹ khi ngôi nhà được đưa vào sử dụng, đặc biệt với các công trình xây dựng trên nền đất yếu, hay quá trình thi công trước đó không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu lún móng sẽ giúp gia chủ có hướng xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Tham khảo nội dung bài viết để hiểu rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng móng nhà bị lún và các giải pháp khắc phục hiệu quả.
Nội dung bài viết
Móng nhà bị lún được biết đến là hiện tượng mà phần móng (thành phần chịu lực chính của công trình) bị sụt xuống thấp so với vị trí thiết kế ban đầu. Tình trạng lún móng có thể xảy ra đồng đều (lún đều), hay không đồng đều (lún lệch). Trong đó, lún lệch là dạng nguy hiểm hơn do gây ra sự mất cân bằng trong kết cấu của ngôi nhà, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững và mức độ an toàn của công trình.
Vậy nên, việc nhận biết sớm các dấu hiệu móng nhà bị lún và có giải pháp can thiệp kịp thời là thực sự cấp thiết, nhằm đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho công trình.
>> Xem thêm: Khoan Cọc Nhồi là gì? Ưu nhược điểm so với những hình móng nhà khác
Dấu hiệu móng nhà bị lún (ảnh: sưu tầm)
Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất khi móng nhà bị lún là xuất hiện các vết nứt ở trên tường, mặt sàn, hay trần nhà. Các vết nứt thường chạy dọc theo góc cửa, góc tường, hoặc kéo dài từ điểm tiếp giáp giữa tường và trần nhà. Mức độ nứt có thể nhỏ như vết rạn chân chim, hay nứt to, sâu, lan rộng nhanh chóng khắp nhà nếu móng tiếp tục bị lún xuống. Đây là biểu hiện của tình trạng mất ổn định trong kết cấu, cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên và tiến hành xử lý sớm.
Các vết nứt sẽ xuất hiện trên tường nhà (ảnh: sưu tầm)
Hiện tượng các cánh cửa gỗ, sắt bị kẹt, lệch, khó đóng mở cũng là một trong các dấu hiệu phổ biến khi công trình bị lún lệch. Nguyên nhân là do khung nhà không còn vuông góc, tường bị xô lệch khiến cho cửa không còn khớp với khung. Dù hiện tượng này ban đầu có vẻ không đáng lo ngại, nhưng nếu xảy ra đồng loạt ở nhiều cửa phòng trong nhà thì cần kiểm tra ngay nền móng.
Khi móng bị lún không đều, mặt sàn sẽ có xu hướng nghiêng, lượn sóng… bạn sẽ cảm nhận được bằng mắt thường, hay khi đi lại trong nhà. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đặt quả bóng nhỏ, hoặc để ly nước ở trên sàn và quan sát, nếu chúng tự di chuyển về một hướng thì sàn đã bị nghiêng. Đây là dấu hiệu cho thấy nền móng đang có sự dịch chuyển nghiêm trọng, sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình.
Sàn nhà bị nghiêng là dấu hiệu của hiện tượng lún móng nhà (ảnh: sưu tầm)
Một dấu hiệu khác cũng thường bị ngó lơ là hệ thống thoát nước hoạt động không còn trơn tru như trước, chẳng hạn như nước rút chậm, ống bị nứt, rò rỉ, hay tắc nghẽn không rõ lý do. Nguyên nhân có thể đến từ việc móng nhà lún làm biến dạng, hoặc đường ống âm dưới nền bị vỡ. Nếu đồng thời xuất hiện hiện tượng nứt sàn, nghiêng nhà kèm hệ thống nước thoát yếu, nhiều khả năng là công trình đang bị lún nền, bạn cần chủ động xác minh ngay.
Nền đất yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lún móng nhà. Những khu vực có cấu tạo nền đất từ các loại đất sét mềm, đất bùn, đất bồi ven sông… thường có khả năng chịu tải kém, dễ bị sụt lún khi xây dựng công trình xây dựng ở đây. Nếu ban đầu chủ đầu tư không tiến hành khảo sát địa chất và xử lý nền móng phù hợp trước khi thi công, ngôi nhà sẽ dễ bị lún không đều sau một thời gian trải qua sử dụng.
Việc thi công móng không đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, hay sử dụng vật liệu kém chất lượng cũng sẽ dẫn tới hiện tượng móng nhanh xuống cấp và bị lún. Một số lỗi thường gặp như: không đào móng đủ sâu, không đóng cọc đúng quy cách, thép làm móng không đúng chủng loại, bê tông không đạt yêu cầu về mác… Những sai sót này khiến móng không đủ sức chịu tải, dẫn đến bị sụt lún khi gặp áp lực từ trọng tải của công trình.
Khi xuất hiện các công trình xây dựng mới ở sát cạnh, nhất là công trình quy mô lớn, quá trình đào móng sâu, hay thi công ép cọc có thể gây chấn động và tác động trực tiếp đến nền đất của ngôi nhà lân cận. Ngoài ra, nếu gia chủ muốn cải tạo nhà (thêm tầng, chuyển đổi công năng sử dụng…) mà không kịp thời gia cố móng, chính sự thay đổi tải trọng cũng làm cho móng bị lún vì vượt quá khả năng chịu lực ban đầu.
Nước ngầm, nước mặt xâm nhập vào móng nhà trong thời gian dài sẽ làm rửa trôi, xói mòn nền đất ở dưới móng, gây ra hiện tượng lún sụt. Tình trạng này thường xảy ra ở khu vực có nhiều mạch nước ngầm, hệ thống thoát nước quanh nhà không tốt, hay khi có tình trạng rò rỉ nước từ bên trong công trình (như ống nước ngầm vỡ, thấm dột kéo dài). Độ ẩm cao cũng làm giảm liên kết giữa các phân tử đất, khiến cho nền móng yếu đi theo thời gian.
Nền đất yếu là một trong cách nguyên nhân gây lún móng nhà (ảnh: sưu tầm)
Trước khi tiến hành bất cứ biện pháp gia cố nào, việc khảo sát và đánh giá chính xác mức độ lún móng là bước quan trọng hàng đầu. Quá trình này cần được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn cao để xác định đúng nguyên nhân, mức độ và phạm vi ảnh hưởng.
Tùy vào mức độ lún móng và điều kiện thực tế, các kỹ sư sẽ lựa chọn giải pháp gia cố phù hợp nhằm đảm bảo mức độ an toàn và sự ổn định cho công trình.
Bạn cần lưu ý rằng không phải công trình nào cũng có thể áp dụng cùng một phương pháp gia cố như nhau. Việc lựa chọn giải pháp cần xem xét nhiều yếu tố:
Cọc Khoan Nhồi là một trong những phương pháp gia cố móng phổ biến
Trước khi bắt tay thực hiện thiết kế và thi công móng, việc khảo sát địa chất là bước quan trọng để hiểu rõ đặc tính của nền đất, gồm:
>> Xem thêm: Quy trình thi công Cọc Khoan Nhồi chuẩn chỉnh với 7 bước
Quá trình xây nhà dù triển khai theo đúng bản vẽ thiết kế nhưng nếu thiếu giám sát kỹ thuật thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra. Do đó, công trình luôn cần người theo dõi sát sao mỗi giai đoạn:
Sau khi đưa công trình được đưa vào sử dụng, việc bảo trì và kiểm tra định kỳ thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để từ đó can thiệp kịp thời:
Thường xuyên kiểm tra định kỳ công trình để tránh tình trạng móng nhà bị lún xảy ra (ảnh: sưu tầm)
Chi phí gia cố móng nhà bị lún có đắt không?
Chi phí gia cố móng nhà sẽ phụ thuộc vào mức độ lún như thế nào, quy mô ngôi nhà, loại vật liệu sử dụng…
Móng nhà bị lún nhẹ có cần gia cố ngay lập tức?
Khi gặp tình trạng lún chưa nghiêm trọng, gia chủ nên tiến hành gia cố sớm (nếu được) để đảm bảo an toàn và giảm chi phí sửa chữa sau này.
Có thể tự khắc phục tình trạng lún móng tại nhà không?
Gia chủ không nên tự gia cố móng tại nhà vì đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn và thiết bị chuyên dụng, tốt nhất là nhờ đơn vị chuyên nghiệp xử lý.
Thời gian cần thiết để gia cố móng nhà bị lún là bao lâu?
Thời gian gia cố móng nhà bị lún trung bình khoảng từ 1 đến 2 tuần tùy phương pháp ứng dụng và năng lực của đội ngũ thi công.
Làm thế nào để chọn được đơn vị thi công gia cố móng uy tín?
Bạn hãy chọn những nơi có kinh nghiệm thực chiến lâu năm, sử dụng thiết bị hiện đại, minh bạch trong hợp đồng và có cảm kết bảo hành.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu móng nhà bị lún và nhanh chóng xử lý đúng cách sẽ giúp gia chủ an tâm về kết cấu của công trình, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình cư trú ở ngôi nhà, đồng thời tiết kiệm chi phí đáng kể. Để được tư vấn giải pháp xử lý và gia cố nền móng hiệu quả, quý khách hàng có thể liên hệ Khoan Cọc Nhồi 365, là đơn vị chuyên thi công nền móng uy tín, dày dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc.