Hiện nay, xây nhà khung thép ngày càng được ưa chuộng vì giúp tiết kiệm thời gian thi công và có khả năng chịu lực tốt không thua kém gì nhà xây dựng theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, kết cấu móng cho nhà khung thép lại đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cho các nhà thầu xây dựng. Trong bài viết sau đây, Khoan Cọc Nhồi 365 sẽ giới thiệu một số loại móng phù hợp cho nhà khung thép mà bạn có thể tham khảo cho công trình của mình.
Mục lục
Móng nhà là hạng mục thi công vô cùng quan trọng trong bất kỳ công trình xây dựng nào, bao gồm nhà khung thép. Bởi lẽ đây là bộ phận chịu lực chính, quyết định độ bền vững của toàn bộ công trình, đồng thời cũng chiếm chi phí thi công nhiều nhất khi xây dựng.
Vai trò chính của móng cho nhà khung thép là truyền tải lực và phân bổ tải trọng từ công trình xuống nền đất, đảm bảo độ lún của nhà đạt tiêu chuẩn, tránh tình trạng nứt vỡ, nghiêng lệch sau khi thi công. Do đó, khi xây dựng, các vật liệu để làm nền móng luôn được kiểm soát kỹ càng về cả chất lượng lẫn tỷ lệ cần thiết.
>>>>> Xem thêm: Bảng giá thi công cọc khoan nhồi mới nhất 2024
Việc lựa chọn loại móng cho nhà khung thép sẽ tùy thuộc vào điều kiện địa hình và tính chất công trình. Một số loại móng được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: móng nông (móng đơn, móng băng, móng bè) và móng sâu. Cụ thể:
Móng nông thường được sử dụng đối với nền đất cứng, có độ ổn định cao và được đặt tự nhiên trên nền đất. Có 3 loại móng nông phổ biến gồm:
Móng đơn có dạng hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật, được đặt bên dưới chân cột với tác dụng truyền tải trọng lực từ cột xuống nền đất bên dưới. Loại móng này có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là móng cột và đế đài.
Khi xây dựng móng đơn, đội thi công sẽ đổ một lớp bê tông lót mỏng dưới đế móng để hạn chế sự mất nước của bê tông đồng thời tạo bề mặt bằng phẳng, giúp quá trình đổ móng đơn thực hiện hiệu quả, vững chắc hơn.
Móng đơn thường được sử dụng đối với các công trình có tải trọng nhỏ như nhà cấp 4, nhà 1 tầng, 2 tầng hoặc nhà 3 tầng và chỉ phù hợp xây trên địa hình nền đất cứng, ổn định, ít bị lún, chảy.
Móng băng là loại móng có hình dạng dài hoặc giao nhau (theo hình chữ thập). Loại móng này xây dựng bằng cách ghép nối cốp pha và được bố trí chạy dọc theo các phương ngang hoặc dọc của cột, với tác dụng nâng đỡ hệ thống cột và vách tường nhà bên trên.
Móng băng có kích thước xây dựng dao động từ 0.8 – 1.2m. Loại móng này được sử dụng phổ biến với công trình tải trọng tầm trung như nhà phố, nhà cao tầng từ 3 – 5 tầng và có tính ổn định tốt hơn so với kiểu móng đơn.
Móng bè là loại móng thường dùng cho các công trình tải trọng lớn xây dựng trên nền đất yếu hoặc xây nhà ở dân dụng. Móng bè có độ dày từ 150 – 200mm, sử dụng thép đan 2 lớp có chạy dầm bo xung quanh. Do đó, đây là loại móng có độ chắc chắn, bền vững cao và cũng đòi hỏi kỹ thuật thi công tốt thì mới đảm bảo được chất lượng của móng.
Móng sâu là loại móng cho nhà khung thép mang lại độ bền vững và hiệu quả cao. Đây là lựa chọn phù hợp cho các công trình có tải trọng lớn nhưng nền đất bên dưới không thể chịu được toàn bộ tải trọng của công trình. Lúc này, cần sử dụng một hệ cọc đóng xuống nền đất để hỗ trợ chống chịu tải trọng từ công trình bên trên lẫn tầng cứng sâu dưới lòng đất.
Một số trường hợp cần sử dụng móng sâu phải kể đến như: nền đất có mực nước ngầm cao, nền đất dễ thay đổi do gần lòng sông hoặc bờ biển, điều kiện đất lém không thể đào đến độ sâu như mong muốn, có hệ thống kênh nước hoặc thoát nước ngầm gần nơi xây dựng công trình, tải trọng công trình quá nặng và không thống nhất.
Thông thường, khi xây các công trình cao từ 5 – 20 tầng thì nên sử dụng cọc đóng, cọc ép, cọc ly tâm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với các loại cọc khác. Trong quá trình làm móng sâu cũng cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên dụng, hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao và đáp ứng các tiêu chuẩn đã được đề ra trong phương án thiết kế ban đầu.
Như vậy, Khoan Cọc Nhồi 365 đã giới thiệu chi tiết về các loại móng cho nhà khung thép phù hợp, đảm bảo chất lượng. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ đưa ra được sự lựa chọn phù hợp cho công trình của mình, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công nhất.