Thi công công trình hiện nay đang phát triển nhưng để đảm bảo được tính an toàn cho công trình thì độ sâu của cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý nhất bạn nên tìm hiểu kỹ. Cho nên TKN 365 sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến chiều sâu của cọc khoan nhồi chuẩn chỉnh nhất trong bài viết này.

Chiều sâu cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý
Độ sâu của cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý nhất?
Cọc khoan nhồi là một giải pháp hợp lý và kinh tế nhất cho nên hiện tại chúng được sử dụng rộng rãi cho xây dựng nhà cao tầng trên khắp thế giới, để tìm hiểu xem độ sâu như thế nào là hợp lý ta cần tìm hiểu khái niệm về khoan cọc nhồi và cách tìm độ sâu hợp lý của chúng.
Khái niệm cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là loại bê tông đổ tại chỗ bởi phương pháp khoan hoặc ống thiết bị, được cấu tạo từ bê tông và lồng thép cọc khoan nhồi. Nó dùng để gia cố nền đất và liên kết với móng với mục đích giữ ổn định cho công trình trong quá trình thi công đến thời gian sau này.
Các yếu tố xác định chiều sâu của cọc khoan nhồi hợp lý
Vì cọc khoan nhồi có rất nhiều kích thước khác nhau cho nên khó để trả lời một cách chính xác về chiều sâu của cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý. Để xác định được độ sâu hợp lý cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Cọc nhồi có thể sử dụng cho công trình lớn nhỏ như nhà ở cấp 4, nhà cao tầng hay nhà hàng,… đều được. Tuy nhiên với những công trình có quy mô lớn với sức chứa nặng thì độ sâu cọc nhồi phải tốt để tải trọng chịu đựng cao nhất có thể.
- Cần chú ý khu vực lân cận, có nghĩa là xung quanh có công trình xây dựng không và đã sử dụng cọc nhồi chưa vì nó ảnh hưởng lớn đến độ sâu của cọc khoan nhồi.
- Tính chất của địa chất tại công trình: đất mềm, đất cứng, đất thịt,… mỗi loại địa chất đều sẽ có những tính chất khác nhau. Đặc biệt, đất mềm thì độ sâu của cọc khoan nhồi phải dài để có thể giữ vững được công trình.
- Nhà thầu phải quan sát kỹ khu vực địa lý xung quanh có gần hồ sông hay núi gì không. Nếu gần các địa hình thiên nhiên này thì độ sâu của cọc khoan nhồi nhất định phải sâu hơn so với thi công tại đồng bằng.
- Ngoài ra, để có được kết quả chính xác về độ sâu của cọc khoan nhồi hợp lý thì cần áp dụng phần mềm dự toán công trình của đơn vị chuyên thi công cọc nhồi.
- Công tác chuẩn bị, định vị tìm cọc và đài cọc
- Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ
- Vét đáy hố khoan
- Thối rữa cọc khoan nhồi
- Đổ bê tông
- Lấp đầu cọc nhồi
- Rút ống vách
- Kiểm tra và nghiệm thu, quá trình này bao gồm: kiểm tra dung dịch khoan, kiểm tra lỗ khoan, kiểm tra lồng thép sau đó kiểm tra bê tông, kiểm tra sức tải trọng của cọc đơn và nghiệm thu.
Khi thực hiện quy trình thi công khoan cọc nhồi bê tông, chúng tôi phải chấp hành những quy định nghiêm ngặt về an toàn lao động:
- Lắp đặt hệ thống biển báo nguy hiểm ngay tại khu vực đang tiến hành thi công.
- Sử dụng máy móc và thiết bị vận hành sao cho đúng quy trình.
- Luôn có những biện pháp xử lý kịp thời các sự số có thể xảy ra bất cứ lúc nào một cách nhanh chóng nhất.
Các mốc chiều sâu của cọc khoan nhồi hiện tại là: khoan cọc nhồi D300mm, D350mm, D400mm, D500mm, D600mm, D800mm. Các bạn có thể tham khảo và chọn mốc độ sâu của khoan cọc sao cho phù hợp với công trình của mình. Để có một độ sâu của cọc khoan nhồi bao nhiêu là hợp lý thì đòi hỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bài viết trên TKN 365 đã nêu rất rõ những yếu tố ấy, bạn có thể tham khảo nhé.
-
Tôi là Hoàng Đức Thắng, CEO của TKN 365. Tôi là một kỹ sư xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Tôi mong muốn cung cấp đến mọi người những kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết mà tôi chia sẻ.
View all posts