Khoan cấy thép vào bê tông là một hạng mục quan trọng khi thi công, giúp người kiểm định nghiệm thu, đánh giá được chất lượng công trình. Vậy việc khoan cấy thép vào bê tông là gì ? Công dụng và các bước thực hiện ra sao? Mời bạn cùng KCN 365 tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Khoan cấy thép vào bê tông là gì?
Khoan cấy thép vào bê tông là gì là thắc mắc của nhiều chủ đầu tư khi tìm hiểu về việc thi công công trình. Trên thực tế, khoan cấy thép vào bê tông là phương pháp sử dụng các phụ chất có độ liên kết cao để dính chặt thép vào bê tông, tránh hiện tượng nứt vỡ.
Khoan cấy thép vào bê tông được sử dụng trong nhiều trường hợp
Khoan cấy thép vào bê tông thường được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Cấy một phần sâu thép vào bê tông.
- Cấy thép mới của sàn tầng hầm, đài móng, dầm móng hoặc dầm tầng hầm vào tường.
- Liên kết khối kiến trúc cũ và mới để tạo thành khối kiến trúc đồng nhất.
- Gắn thép vào bê tông để chờ cải tạo hoặc làm mới công trình.
- Thay đổi kết cấu công trình do thiết kế bị thay đổi.
- Giải quyết các rủi ro trong thi công do thép gãy, thép sử dụng nối không đúng hoặc đặt sai vị trí do quá trình tính toán lệch chuẩn.
Khoan cấy thép có công dụng gì
Công dụng chính của khoan cấy thép là liên kết chặt chẽ các cấu kiện bê tông, sàn, tường và các bộ phận có tính đặc khối bên trong để tạo điểm tựa vững chắc cho quá trình thi công tiếp theo.
Khoan cấy thép giúp liên kết chặt chẽ thép vào khối bê tông
Ưu điểm của việc cấy thép vào bê tông
Qua những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết khoan cấy thép vào bê tông là gì và công dụng của phương pháp này. Trên thực tế, việc khoan cấy thép được sử dụng rất phổ biến hiện nay nhờ có nhiều ưu điểm như:
- Rút ngắn thời gian và chi phí thi công đối với công trình phức tạp.
- Đảm bảo khả năng chịu lực và tính nguyên vẹn của khối bê tông như ban đầu.
- Tránh lãng phí và dễ dàng hơn khi làm công đoạn cốp pha.
- Phù hợp với phương pháp thi công truyền thống lẫn hiện đại, đặc biệt là cốp pha trượt, cốp pha bay.
Các bước khoan cấy thép vào bê tông
Quy trình thực hiện khoan cấy thép vào bê tông gồm các bước như sau:
- Bước 1 : Khoan tạo lỗ với kích thước (đường kính + chiều sâu) như thiết kế đã duyệt.
- Bước 2 : Vệ sinh lỗ khoan sạch sẽ bằng máy thổi, sau đó dùng chổi sắt mài cạnh lỗ khoan.
- Bước 3 : Rót hóa chất tạo độ dính để cấy thép vào súng.
- Bước 4 : Kiểm tra khả năng phun keo của súng trước khi thực hiện cấy thép.
- Bước 5 : Đưa đầu vòi súng bơm đến tận đáy lỗ khoan, sau đó bơm keo từ phần đáy lên miệng lỗ. Lưu ý chỉ bơm đầy khoảng ⅔ lỗ khoan để tránh tình trạng tràn keo khi cấy thép, làm lãng phí keo.
- Bước 6 : Xoay tròn và cho thanh thép từ từ vào trong lỗ khoan cho đến khi chạm đáy lỗ. Sau đó kiểm tra lại phần keo có tràn ra ngoài không.
- Bước 7 : Chờ keo khô để thép dính chắc vào bê tông rồi tiếp tục các công đoạn thi công khác.
Các bước thực hiện khoan cấy thép vào bê tông
Gợi ý loại thép phù hợp khi đổ bê tông phần móng
Trong quá trình đổ bê tông, nhà thầu cần đảm bảo đầm chặt, loại bỏ hoàn toàn các bọt khí để tránh xuất hiện các lỗ nhỏ bên trong bê tông. Từ đó hạn chế tình trạng nước tràn vào gây mòn thép và làm giảm chất lượng công trình.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thép để thi công nhà ở, công trình. Tuy nhiên không phải loại thép nào cũng dùng để đổ bê tông được. Theo kinh nghiệm của KCN 365 thì thép tròn trơn truyền thống là loại phù hợp nhất để đổ bê tông, vừa tiết kiệm thời gian đanh thép mà vẫn đảm bảo được chất lượng bê tông phần móng.
Trên đây là những thông tin KCN 365 muốn chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi khoan cấy thép vào bê tông là gì , đặc điểm, công dụng và các bước thực hiện chi tiết. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích cho quá trình thi công nhà ở, công trình của bạn.
-
Tôi là Hoàng Đức Thắng, CEO của KCN 365. Tôi là một kỹ sư xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Tôi mong muốn cung cấp đến mọi người những kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết mà tôi chia sẻ.
View all posts