Khoan khảo sát địa chất là việc làm quan trọng trước khi bạn tiến hành xây dựng một công trình nào đó. Mục đích của hoạt động khoan khảo sát địa chất là thu thập dữ liệu về nền đất, từ đó tính toán để đưa ra phương án thi công phù hợp. Vậy, quy trình khoan khảo sát địa chất được tiến hành như thế nào? Hãy cùng Khoan Cọc Nhồi 365 tìm hiểu thêm về nó nhé.

1. Khoan khảo sát địa chất là gì?
Khoan khảo sát địa chất là người ta dùng máy khoan để lấy mẫu đất bên dưới nền móng công trình lên để kiểm tra. Mẫu đất được lấy lên nguyên khối, không bị tơi xốp hay sáo trộn. Mỗi mũi khoan sẽ lấy nhiều mẫu đất ở các độ sâu khác nhau. Sau đó mang các mẫu đất đó về phòng thí nghiệm địa chất công trình để kiểm tra.
Các mẫu đất khi được kiểm tra tại phòng thí nghiệm sẽ đưa ra kết quả là đất có cấu tạo ra sao, tính chất cơ học thế nào. Có chịu được lực khi nền móng công trình đè lên hay không. Từ đó đưa ra những phương án hợp lý.
>> Tham khảo: báo giá dịch vụ khảo Sát Địa Chất mới nhất
2. Vì sao phải khoan khảo sát địa chất công trình?
- Để đảm bảo về mặt ổn định chịu lực của kết cấu công trình. Tránh công trình không bị nghiêng hoặc bị lún nứt thì ta phải đưa được ra phương án móng tốt.
- Phương án móng tốt ở đây không phải là làm bừa bãi hay làm thừa thãi, gây ra tốn kém chi phí cho chủ đầu tư. Do vậy để đưa được phương án móng hiệu quả ta cần phải khoan khảo sát địa chất công trình.
- Khoan khảo sát địa chất sẽ đưa được mặt cắt địa chất công trình. Mặt cắt địa chất thể hiện tính chất của từng lớp đất dưới móng công trình. Mặt cắt địa chất sẽ thể hiện lớp đất nào tốt, lớp đất nào yếu và nên đặt móng vào lớp đất nào là hiệu quả nhất.
- Từ mặt cắt địa chất các kỹ sư hay kiến trúc sư sẽ đưa ra phương án móng là phương án móng gì? Ví dụ phương án móng cọc khoan nhồi hay ép cọc bê tông, móng cọc tre, móng bè… Và độ sâu móng nên đặt vào lớp đất nào là tốt nhất.
3. Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình:
Bước 1: Chuyển bị mặt bằng
Bước này cần giải phóng mặt bằng trên không đủ rộng để không vướng thiết bị khoan. Kiểm tra đất bên dưới có vướng kết cấu móng gạch hay kết cấu bê tông không? Nếu có phải xử lý ngay.
Bước 2: Tập kết máy móc, chuyển bị dụng cụ để khoan khảo sát
Tập kết các thiết bị, máy móc khoan khảo sát địa chất công trình về đúng vị trí khoan. Sau đó lắp đặt các thiết bị máy móc, chuyển bị các dụng cụ khoan trong tư thế sẵn sàng.
Bước 3: Khoan khảo sát kết hợp với ghi chép số liệu, cất dữ mẫu đất.
Khoan khảo sát với tốc độ khoan vừa phải để mẫu đất không bị phá vỡ kết cấu, xáo trộn kết cấu. Sau khi rút mẫu đất ra khỏi mẫu khoan, mẫu đất sẽ được ghi chép trong sổ theo dõi. Mỗi mẫu đất ứng với độ sâu khoan nhất định để đánh giá địa chất theo chiều sâu.
Bước 4: Đưa mẫu đất về phòng thí nghiệm để kiểm tra, sau đó đưa ra kết quả
Mẫu đất sau khi đưa về phòng thí nghiệm sẽ được kiểm tra độ chặt, hệ số rỗng… Và đưa ra kết luận rằng mẫu đất này có tốt khi nền móng đặt vào hay không.
Bước 5: Trả kết quả khoan khảo sát địa chất và đưa ra phương án móng.
Qua bài viết này Khoan cọc nhồi 365 đã chia sẻ đến quý độc giả khoan khoan khảo địa chất là gì ? Hy vọng giúp ích cho các bạn trrong công tác khảo sát địa chất được hiệu quả.
Khoan Cọc Nhồi 365 (KCN 365) – trực thuộc Công ty TNHH Thiết Kế Nhà 365, chuyên tư vấn & thi công Cọc Khoan Nhồi, móng nhà chất lượng cao. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, 100+ công trình mỗi năm cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và máy móc hiện đại, KCN 365 cam kết mang đến giải pháp nền móng an toàn, bền vững, tối ưu chi phí cho mọi công trình từ dân dụng đến quy mô lớn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ NHÀ 365 – DỊCH VỤ KHOAN CỌC NHỒI
- Địa chỉ: Lầu 2 – 294 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0906 840 567 – Mr. Thắng
- Email: thietkenha365@gmail.com
-
Tôi là Hoàng Đức Thắng, CEO của KCN 365. Tôi là một kỹ sư xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Tôi mong muốn cung cấp đến mọi người những kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết mà tôi chia sẻ.
View all posts