Trong xây dựng, cọc ép và cọc khoan nhồi là thành phần cấu thành nên hệ móng cọc có sức chịu tải lớn, để đỡ tải trọng cho các công trình trên các nền đất yếu. Mỗi loại sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, tuỳ vào điều kiện sử dụng thực tế mà sẽ sử dụng chủng loại cho phù hợp. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích về cấu tạo, thông số kỹ thuật cũng như phương án thi công của từng loại cọc để các bạn hiểu rõ hơn nhé.
Ưu điểm của móng cọc
- Độ lún của móng nhỏ, ít gây biến dạng cho công trình trong quá trình sử dụng.
- Móng được đặt sâu vào trong nền đất, nên không gây ảnh hưởng đến hạ tầng địa chất các công trình xung quanh khi thi công.
- Các thông số kỹ thuật chi tiết của cọc như chiều sâu, đường kính….có thể dễ dàng tuỳ biến cho phù hợp với những yêu cầu riêng của từng công trình, cũng như từng loại địa chất khác nhau.
- Rất phù hợp với những nền đất yếu, dễ bị sụt lún.
- Tiến độ thi công nhanh, đảm bảo chất lượng chịu tải cho công trình.
Ưu và nhược điểm của cọc ép
Ưu điểm
- Ít gây ra tiếng ồn và chấn động các công trình lân cận trong khi thi công.
- Giá thành thấp hơn so với thi công khoan cọc nhồi.
- Rất phù hợp với các công trình dân dụng.
- Thời gian thi công nhanh do cọc được sản xuất sẵn.
- Dễ dàng kiểm tra khả năng chịu tải của cọc.
Nhược điểm
- Đối với loại cọc có sức chịu tải quá lớn thì rất khó thi công, chiều sâu thi công chỉ đạt mức trung bình.
- Cần phải vận chuyển tải trọng (đối trọng ép cọc) đến công trình và phải tập kết cọc trước tại bãi trước khi ép.
- Yêu cầu đường giao thông đến công trình phải rộng rải và ít khúc cua gắt, không có đường dây điện thấp.
Ưa và nhược điểm khoan cọc nhồi
Ưu điểm
- Có sức chịu tải lớn, tiết diện và chiều sâu cọc khoan nhồi rất dễ dàng mở mở rộng đối với những công trình yêu cầu sức chịu tải lớn. Khi đủ điều kiện về địa chất và thiết bị thi công, cọc khoan nhồi có thể tăng đường kính thân đến 2,5 mm, chiều dài cọc kéo dài đến 100 m.
- Thi công được qua lớp cát dày và lớp đất cứng.
- Dễ dàng kiểm tra các tầng địa chất một cách trực quan , nhằm đánh giá chính xác hơn điều kiện địa chất tại công trình.
Nhược điểm
- Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi tạo ra nhiều bùn và sình.
- Việc kiểm tra chất lượng cọc phức tạp và tốn kém, đòi hỏi tính chuyên môn cao
- Ma sát giữa thành cọc và đất giảm đi đáng kể do quá trình khoan tạo lỗ khi thi công.
- Vấn đề xử lý khuyết tật cọc sau khi đổ bê tông xong rất khó khăn.
- Yêu cầu về nhân công và kỹ thuật tương đối cao.
- Giá thành cao hơn cọc ép.
Cọc ép và cọc khoan nhồi nên sử dụng cho những công trình nào
Dựa vào yêu cầu chịu tải, tính chất của đất, điều kiện thi công thực tế và ngân sách đầu tư, các kỹ sư kết cấu sẽ đưa ra phương án thi công phù hợp nhất đối với mỗi công trình.
Khi nào nên sử dụng cọc ép
- Các công trình có tải trọng không quá lớn, không phải sử dụng cọc khoan nhồi ( kỹ sư kết cấu sẽ tính toán và đưa ra phương án)
- Địa chất xung quanh khu vực thi công chắc chắn và đảm bảo.
- Mặt bằng và đường giao thông đến công trình thuận lợi, có thể di chuyển cọc vào một cách dễ dàng.
Khi nào nên sử dụng cọc khoan nhồi
- Nên dùng trong trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp, có nhiều công trình liền kề xây chen.
- Các công trình cải tạo, sửa chữa nhà ( điều kiện thực tế không cho phép phá bỏ móng cũ)
- Những trường hợp tầng đất yếu dày, số tầng trên 5.
- Những công trình có sức chịu tải lớn, yêu cầu tiết diện cọc lớn.
Qua những chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng các bạn đã có thêm thông tin về cọc ép và cọc nhồi. Khi cần thi công khoan cọc nhồi và cọc ép, các bạn hãy liên hệ đến Công Ty Khoan Cọc Nhồi 365 để được hưởng những dịch vụ tốt nhất và thành hợp lý nhé.
-
Tôi là Hoàng Đức Thắng, CEO của KCN 365. Tôi là một kỹ sư xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Tôi mong muốn cung cấp đến mọi người những kiến thức về thiết kế và thi công xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết mà tôi chia sẻ.
View all posts