Thông thường, một ngôi nhà phải được đưa vào sử dụng một thời gian dài mới có các hiện tượng xuống cấp như nứt tường, bong tróc sơn, sụt lún… Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp nhà mới xây bị nứt tường. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách xử lý như thế nào với tình trạng này? Hãy cùng Khoan Cọc Nhồi 365 tìm hiểm nhé!!
Do tính toán sai kết cấu chịu lực của cột, sàn dầm gây ra những vết vứt bất kỳ và tập trung ở góc trên cửa đi và cửa sổ.Vết nứt tường xảy ra do đà lanh tô bị ngắn không đủ đoạn neo gối lên 2 đầu tường sau đó, trong quá trình sử dụng có lúc tường bị lực đóng quá mạnh dẫn nứt tường. Việc tiết kiệm không đúng về chiều dài đà lanh tô dẫn đến hậu quả này. Để tránh nguyên nhân gây nứt tường này, ngay từ đầu khi thiết kế nhà, thi công xây dựng, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột).
Nguyên nhân này sẽ gây ra các vết nứt trên tường khó sửa chữa nhất. Nứt tường do lún móng thường xuất hiện tại nhiều mảng tường, ở tất cả các tầng. Vết nứt xuất hiện nhiều nhất ở sát mép sàn gần vị trí các cột và xiên vào giữa mảng tường. Những vết nứt có thể xuất hiện ở góc dưới các bậc cửa sổ rồi xiên xuống dưới. Nguyên nhân của các vết nứt trên là do công trình bị lún không đều. Khi móng bị lún, các bức tường 10 mỏng hơn sẽ bị nứt trước sau đó đến các bức tường 20. Để khắc phục tình trạng này, gia chủ không nên tiến hành sửa chữa ngay. Bạn cần đợi thời gian khoảng 1 đến 2 năm khi địa chất ổn định chịu lực, không bị lún nữa thì mới tiến hành trát bả lại tường. Đặc biệt, cần phải khảo sát kỹ lưỡng địa chất tại khu vực muốn xây dựng nhà và thuê đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp để có những phương án xử lý tốt nhất, đặc biệt là giải pháp tối ưu cho móng công trình để tránh bị nứt tường về sau.
Sau khi xây tường, nhiều gia chủ muốn đẩy nhanh tiến độ thi công nên yêu cầu đội thợ trát ngay khi tường còn ẩm, chưa khô. Khi trát vữa, sau 1 thời gian vữa khô co lại làm cho tường bị nứt Đội thợ xây ẩu, tường không phẳng, mạch vữa không được miết gọn và sạch làm cho lớp vữa trát không đều, chỗ dày, chỗ mỏng khi dưới tác động của thời gian và khí hậu, vữa co ngót cục bộ, nước mưa thẩm thấu vào gây nứt tường. Tường xây không chuẩn, mạch vữa không no (không đầy) làm cho nước bị thẩm thấu qua mạch vữa cũng gây nứt tường dù nhà còn mới. Tường gạch quá khô không tưới nước trước khi trát, hoặc tưới nước quá nhiều, tưới rồi trát ngay; vữa trát tường quá khô, trát tường trong điều kiện nắng nóng cao điểm kéo dài, bề mặt trát bị xoa quá kỹ, đánh quá bóng… đều là những nguyên nhân gây nứt tường sau một thời gian ngắn. Vữa trát tường bị trộn quá ít hoặc quá nhiều xi măng đều tạo ra sức kéo căng bề mặt vữa sau trát khi vữa khô từ đó dẫn đến vữa bị co ngót và dẫn đến hiện tượng nứt tường. Sử dụng cát quá mịn để trộn vữa cũng gây hiện tượng nứt tường do hàm lượng sét trong cát tương đối lớn.
Xây tường vào những ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ lên quá cao, gạch bị ngót nước nhanh khi xi măng chưa kịp kết dính làm cho tường xuất hiện những vết chân chim. Giải pháp cho tình trạng trên là khi xây dựng xong, đặc biệt là khi xây trát vào những ngày nắng nóng, chủ nhà cần yêu cầu thợ tưới nước sau đó bảo quản tường thường xuyên. Nếu tường nhà bị nứt nhiều sau khi trát thì có thể bả matit và sơn lại tường.
Đây là một trong những nguyên nhân làm nhà mới xây bị nứt tường nghiêm trọng nhất nhưng cũng rất dễ bị nhất đặc biệt với những vùng đô thị đất trật người đông, nhà nhà san sát “kề vai” nhau. Đặc biệt, những vùng có kết cấu đất yếu, chịu lực kém, thì hiện tượng nhà hàng xóm xây dựng, sửa chữa cũng rất dễ dàng tác động đến ngôi nhà mới xây của bạn. Nhẹ nhàng thì nứt tường, nặng có thể gây sụt lún. Khi hàng xóm của bạn xây dựng nhà mới hoặc sửa chữa nhà cũ mà có tác động đến nền móng hoặc tháo dỡ công trình cũ tác động đến kết cấu địa chất tại khu vực đó làm mất đi sự cân bằng giữa khả năng chịu tải của nền và công trình đã ổn định, phá vỡ sự cân bằng này thì các ngôi nhà l
iền kề dù mới xây dựng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nền đất có thể bị lún xuống hoặc chồi lền, bập bềnh chỗ chồi chỗ sụt khi công trình mới xuất hiện khiến công trình liền kề bên cạnh bị ảnh hưởng như nứt, vỡ tường sàn, dầm hoặc tường thậm chí có thể tạo thành “tháp nghiêng” rồi sập đổ. Một trong những nguyên nhân cơ bản đầu tiên và nghiêm trọng khiến nhà mới xây bị nứt tường khi hàng xóm xây nhà xuất phát từ công đoạn làm móng. Hậu quả để lại về kinh tế sẽ rất lớn. Vì vậy, trước khi bắt tay xây dựng cần khảo sát địa chất thật kỹ càng để tránh tổn thất lớn cho cả công trình của mình và các công trình lân cận.
Với tình trạng nhà mới xây bị nứt tường do kết cấu, nếu chỉ đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào thì độ cứng tăng rất ít, hiệu quả rất thấp. Chỉ sau 1 thời gian dưới các tác động khác từ thiên nhiên, con người trong quá trình sử dụng như chỉ cần đóng cửa mạnh nhiều lần thì hiện tượng nứt sẽ xuất hiện lại. Vì vậy, giải pháp hiệu quả nhất là đục đà lanh tô, thay đà lanh tô khác dài đủ neo.
Chủ nhà cần phải xác định tâm lý rằng, xử lý hiện tượng nhà mới xây bị nứt tường do lún móng sẽ rất khó khăn và tốn kém. Có rất nhiều giải pháp cho vấn đề này như: đục rỗng vết nứt, đóng đinh đỉa (gông) để vá, may vết nứt. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp trước mắt, mang tính tạm thời. Vì chỉ được một thời gian ngắn, vết nứt sẽ “quay lại” đúng chỗ cũ hoặc quanh chỗ đã được vá. Giải pháp được nhiều đơn vị thi công có kinh nghiệm xử lý cho tình trạng nứt này là đặt lưới thép chống nứt để chống nứt do co ngót hay biến dạng cho công trình.
Tại những vị trí có khả năng nứt cao ở trên không phải lúc nào cũng nứt. Tuy nhiên, đây là những vị trí nguy hiểm, có khả năng nứt rất cao và quá trình khắc phục rất tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy, “cẩn tắc vô ưu”, bạn nên đầu tư thêm lưới thép ở các vị trí nguy hiểm trên để đảm bảo chất lượng tuyệt đối cho công trình, tránh tình trạng khó chịu và tốn kém trong quá trình sử dụng về sau.
Giải pháp đầu tiên để phòng tránh tường bị nứt do trát là ngay từ khi xây tường cần chú ý kỹ về kỹ thuật. Khi tường được xây thật thẳng, phẳng, mạch vữa no, được miết gọn gàng, sạch sẽ, không lồi ra ngoài, lõm vào trong theo tiêu chuẩn thì tường sẽ không bị nứt sau này. Đục bỏ lớp vữa trát cũ dọc theo các vết nứt, xử lý lại thật kỹ càng, tạo độ ẩm vừa đủ và trát lại bằng vữa già (nhiều) xi măng, cát mịn. Nếu tường cũ bị rộp, phải đục bỏ toàn bộ cả mảng tường cũ để trát lại. Sau khi trát lại, cần để tường tối thiểu 01 tuần mới được quét vôi ve hoặc sơn nước. Dùng vữa trát mác thấp (khoảng M50_), cát hạt nhỏ lẫn ít sét. Dùng xi măng trát chuyên dụng có phụ gia tạo dẻo và chậm đông cứng để trát. Tưới ẩm dưỡng tường thường xuyên sau khi xây khoảng 4 đến 5 ngày. Khi tường bị nứt, kẻ theo đường nứt từ 0,5mm đến 1cm, bắn keo silicon (loại có thể sơn lên được) rồi sơn lại. Đục hết lớp vữa trát cũ, vệ sinh tường sạch sẽ, đóng lưới thép, trát lại vữa rồi quét vôi/ sơn nước như ban đầu. Đập nguyên bức tường ra xây lại nếu như chất lượng xây tường quá thấp khi công trình chưa hoàn thiện.
Trên đây, Khoan Cọc Nhồi 365 đã chia sẻ đến các bạn hiện tượng nhà mới xây bị nứt tường cùng những nguyên nhân thường gặp và giải pháp cụ thể. Hy vọng những chia sẻ này sẽ ít nhiều giúp quý khách hàng tránh được cũng như tìm ra được giải pháp tối ưu cho ngôi nhà của mình ngay từ khâu thi công và hiểu rõ hơn về những phương pháp thi công cọc khoan nhồi hỗ trợ quá trình xây dựng. Chúc bạn thành công.