Người xưa quan niệm rằng “móng chắc thì nhà mới vững” nên phần móng luôn là yếu tố được chú trọng nhất khi xây dựng một công trình. Trong đó, móng băng hiện đang là phương pháp xây dựng được dùng phổ biến hiện nay. Để làm rõ hơn móng băng là gì, ưu nhược điểm và cấu tạo ra sao, mời bạn cùng Khoan Cọc Nhồi 365 theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Móng băng là loại móng nông, có hình dạng một dải dài, có thể đặt độc lập hoặc giao cắt với nhau (theo hình chữ thập). Chức năng chính của móng băng là chịu tải và nâng đỡ các hàng cột hoặc bờ tường khi thi công công trình.
Hiện nay móng băng được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng vì có độ lún đồng đều và giá thành hợp lý. Loại móng này rất phù hợp với các công trình nhà phố, nhất là nhà cao tầng tầm trung (từ 3 – 5 tầng). Còn với nhà cấp 4, nhà 1 – 2 tầng thì người ta ưa chuộng sử dụng móng cốc nhiều hơn.
Đối với các công trình như villa, biệt thự nhà vườn,… thì vẫn có thể sử dụng móng băng nhưng không quá phổ biến vì móng bè sẽ được dùng nhiều hơn cho những loại công trình cao cấp này.
Móng băng tạo mối liên kết giữa tường và cột, gia tăng sự chắc chắn theo phương thẳng đứng. Ngoài ra, loại móng này còn làm giảm áp lực lên đáy móng, hỗ trợ phân bổ việc truyền tải trọng lượng công trình xuống nền đất đều hơn.
Móng băng là kiểu móng nông, chiều sâu nhỏ nên tính chống lật, chống trượt và khả năng ổn định kém hơn các loại móng khác. Nếu làm móng băng trên nền đất có sức chịu tải kém sẽ ảnh hưởng đến sức tải chung của móng nhà. Do đó, móng băng không thể sử dụng cho các nền địa chất yếu, không ổn định hoặc có nhiều bùn.
Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ khái niệm móng băng là gì và những ưu điểm của loại móng này. Tiếp theo, Khoan Cọc Nhồi 365 sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết về cấu tạo của móng băng.
Tính theo phương thì móng băng chia làm 2 loại như sau:
Độ cứng của móng băng sẽ phụ thuộc vào loại vật liệu xây dựng sử dụng để làm móng và được chia thành 3 loại là:
Cấu tạo của móng băng thường bao gồm các thành phần cơ bản như sau: lớp bê tông lót móng mỏng, bản lót chạy dài nối móng thành khối duy nhất và giằng móng (dầm móng). Cụ thể:
Lưu ý: Những thông số thi công móng băng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào nền địa chất và tình trạng thực tế của công trình mà chủ đầu tư có thể điều chỉnh tỷ lệ độ dày, độ cứng và loại thép cho phù hợp nhất.
Công đoạn đầu tiên cần thực hiện khi thi công móng băng là giải phóng và san lấp mặt bằng. Tùy theo kích thước của công trình để đào móng băng có độ sâu thích hợp. Ngoài ra, nhà thầu có thể sử dụng máy móc chuyên dụng để xử lý bề mặt hố móng sao cho thật mịn và bằng phẳng.
Tiếp theo, cần chuẩn bị các vật tư cần thiết để đổ móng băng gồm: cát, đá, xi măng, thép, cừ tràm. Vật liệu xây dựng nên được tính toán cẩn thận để không bị thiếu và cũng không dư thừa quá nhiều, gây lãng phí. Các vật liệu sử dụng cần phải đảm bảo chất lượng, tuân thủ theo tiêu chuẩn xây dựng móng trong xây dựng để không ảnh hưởng đến độ bền của công trình sau này.
Đội thợ thi công chuẩn bị cốt thép trước khi đổ bê tông móng. Phần cốt thép này có thể được gia công tại nhà máy hoặc làm thủ công nhưng phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Đóng cốp pha là công đoạn rất quan trọng vì nó quyết định độ bền của công trình. Cốp pha được đặt dọc theo các lưới thép đã định trước và cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Bước cuối cùng để hoàn tất việc thi công móng băng là đổ bê tông. Về mặt kỹ thuật, móng bê tông sẽ được đổ từ xa lại gần, tuyệt đối không đứng trên thành cốp pha dù đã cố định nó chắc chắn. Việc đổ bê tông móng băng phải đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng, đảm bảo bê tông đổ đầy và không trộn lẫn các mảnh vụn.
Khoan Cọc Nhồi 365 – Công ty chuyên thi công cọc khoan nhồi uy tín đã cùng bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi móng băng là gì, ưu nhược điểm và cấu tạo ra sao và các bước thi công hoàn chỉnh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công ngôi nhà mơ ước.