Cách tính sức chịu tải cọc khoan nhồi đúng tiêu chuẩn sẽ giúp việc ước tính cũng như xây dựng đạt hiệu quả cao hơn. Để tìm hiểu chi tiết quy trình thực hiện tính toán, hãy cùng KCN 365 theo dõi bài viết sau.
Mỗi loại cọc được áp dụng vào từng thời gian, tùy vị trí mà sẽ mang đến những lợi ích khác nhau. Đặc biệt đối với việc xây dựng móng công trình, thực hiện tính toán sức chịu tải của cọc sẽ ảnh hưởng khá lớn, nếu không kịp thời điều chỉnh khi sai sót sẽ khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng.
>>>> Xem thêm bài viết: Các bước thi công cọc khoan nhồi chuẩn và chi tiết nhất
Sức chịu tải cọc khoan nhồi
Sức chịu tải của cọc bê tông là khả năng gánh chịu các phần lực của toàn bộ công trình. Thông thường, yếu tố này phần lớn phụ thuộc vào nền đất và chất liệu cọc được sử dụng. Và đây được xem là yếu tố gây tác động khá nhiều lên công trình nên rất được quan tâm.
Thông thường, so với mặt nền yếu, nền cứng sẽ mang đến hiệu quả cao hơn, gia tăng khả năng chịu lực, góp phần xây dựng kết cấu bền vững cho công trình. Còn đối với những nơi có mặt bằng yếu, việc xây dựng nền móng cần được cân nhắc thật kỹ.
Việc tính toán sức chịu tải sẽ giúp cho công trình được đảm bảo và an toàn hơn. Ngoài ra, đó còn là tiền đề để xác định số lượng cọc, cách bố trí cọc khi xây dựng nền móng.
Quy trình tính toán đòi hỏi phải căn cứ vào các số liệu thực, tính toán một cách tỷ mỹ để đưa ra số liệu chính xác và đáng tin nhất, giúp công trình tránh khỏi tình trạng sụt lún, nghiêng đổ khi đưa vào sử dụng.
Cách tính toán sức chịu tải của cọc đúng tiêu chuẩn nhất
Cách tính toán sức chịu tải của cọc sẽ phụ thuộc vào đất nền hoặc vật liệu, được thực hiện cụ thể như sau:
Tính chất của đất ảnh hưởng khá nhiều đến viết sức chịu tải của cọc, đặc biệt là khi so sánh nền đất yếu và cứng. Do đó, đòi hỏi phải có cách tính toán sức chịu tải của cọc sẽ được thực hiện theo công thức sau:
Qa = (γo /γn).(Rc,u/γk ) – Wc
γk :hệ số độ tin cậy theo của đất nền được xác định theo TCVN 5574:2012.
γo :hệ số điều kiện làm việc, tính cả các yếu tố làm gia tăng độ đồng nhất của nền sau khi sử dụng cọc.
γn :hệ số tin cậy về tầm quan trọng của công trình, được lấy bằng 1,2;1,5. .
Rc,u :sức chịu tải của cọc nén cực hạn.
Wc :trọng lượng của cọc, bao gồm cả hệ số độ tin cậy, bằng 1,1.
Vật liệu cấu tạo nên cọc sẽ phần nào quyết định chất lượng và hiệu quả mang đến khi sử dụng cọc. Đối với sức chịu tải của cọc bê tông sẽ được tính như thế này:
Pvl = µ.(Rb .Ab+RscAst)
Ast:tổng toàn bộ diện tích cốt thép đáp ứng khả năng chịu lực.
Ab :diện tích bê tông cấu thành cột.
Rsc :cường độ tính toán của cốt thép.
Rb :cường độ chịu nén của bê tông.
µ :hệ số giảm khả năng chịu lực do ảnh hưởng của uốn dọc. Được tính theo trong TCVN 5574:2012.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cọc khoan nhồi với sức chịu tải khác nhau, mang đến đa dạng sự lựa chọn, dễ dàng trong việc chọn lựa. Một số loại cọc ép được sử dụng phổ biến có kích thước 250×250, 300×300, cọc ly tâm d400,…
Đối với những loại cọc 300×300 thì sức chịu tải thường có giá trị tầm khoảng 70 – 150 tấn. Chúng có kích thước khá to và rất nặng nên cần đến máy tải và robot hỗ trợ thực hiện thi công. Còn đối với cọc 250×250, khả năng thường dao động từ 60 – 90 tấn. Loại này thích hợp cho những công trình nhỏ và vừa.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tính sức chịu tải cọc khoan nhồi chuẩn và chi tiết nhất. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn.
Cọc Khoan Nhồi 365 chuyên cung cấp các giải pháp xây dựng, thi công chọn gói, thiết kế nội ngoại thất, thi công nội ngoại thất.
Quý vị có thế liên hệ với chúng tôi thông qua:
Sự hài lòng của quý vị là thước đo sự thành công của chúng tôi
Xem thêm các bài viết liên quan khác: